12 Cách giảm tỉ lệ Hủy Bỏ Giỏ Hàng (Abandoned Cart) trên WooCommerce

17 Nov, 2021 admin

Bạn đang loay hoay tìm cách tăng doanh thu trên WooCommerce ?

Khách hàng liên tục bỏ lại giỏ hàng và không thanh toán?

Theo thống kê có 60 -> 80% người mua bấm add to cart, nhưng không thanh toán (check out).

Đồng nghĩa với việc bạn đang bỏ lỡ một lượng doanh thu đáng kể từ đây.

Ngay trong bài này mình sẽ chia sẽ 12 cách để giảm tỉ lệ hủy bỏ giỏ hàng trên WordPress.

Mình đã áp dụng trên TheDevKit và kết quả hết sức tốt.

Tại sao nên kéo khách hàng quay lại khi không thanh toán?

Abandoned Cart là hành động khách hàng bấm vào giỏ hàng. Nhưng không kết thúc quá trình thanh toán, và rời đi.

Đối với các khách hàng khi shopping tại các siêu thị ngoài đời thực.

Hành động này sẽ rất hiếm khi xảy ra, người mua sẽ quyết định mua rồi mới cho hàng vào giỏ.

Tuy nhiên trong mua sắm trực tuyến, tỷ lệ huỷ bỏ giỏ hàng lại khá cao (từ 60-80%).

Có rất nhiều nguyên nhân khiến khách hàng huỷ bỏ giỏ hàng mà không tiếp tục thanh toán.

Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Business Insider, chi phí shipping, thủ tục thanh toán rườm rà, yêu cầu tạo tài khoản đăng nhập là các lý do thường thấy nhất.

Để giảm tỷ lệ huỷ bỏ giỏ hàng, bạn sẽ phải giải quyết các yếu tố vừa nêu trên trang eCommerce của chính mình.

Chỉ cần chịu khó tối ưu một chút, sẽ kéo khách hàng quay lại hoàn thành đơn hàng.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng ngay.

1. Nhắc nhở người mua bằng Exit-Intent Popup

Exit-Intent Popup sẽ xuất hiện khi người dùng chuẩn bị bấm đóng cửa sổ trình duyệt.

Bạn sẽ khá thường xuyên thấy các exit popup này.

Và phải công nhận nó khá hiệu quả

Elementor Pro đã hỗ trợ việc tạo Popup

Bạn có thể gia tăng doanh số WooCommerce từ 3 -> 8% từ các giỏ hàng bị hủy bằng các ưu đãi giảm giá hay miễn phí giao hàng.

Nhưng nếu giỏ hàng đó bạn đã áp dụng coupon giảm giá cho khách hàng thì sao?

Với thương mại điện tử, lúc quyết định mua hàng chính là lúc thanh toán.

Đó là lúc giỏ hàng dễ bị hủy nhất.

Và đây cũng là lúc chúng ta cần các Pop-up, để thuyết phục khách thanh toán đơn hàng.

Dưới đây là một ví dụ về cách hoạt động của exit pop-up.

Thông báo sẽ hiện ra ngay khi người dùng chuẩn bị bỏ giỏ hàng

Popup đơn giản này đã giúp rất nhiều cửa hàng thương mại điện tử tăng doanh số.

2. Giỏ hàng trực quan hơn

Đôi khi một số khách hàng có thú vui, lướt và cho nhiều đồ vào giỏ và sẽ lựa chọn sau.

Tuy nhiên, sự chú ý của con người rất ngắn ngủi, đặc biệt khi ở trên mạng internet.

Vì thế, họ rất dễ quên là mình đã thêm các mặt hàng này vào giỏ hàng.

Hiển thị một icon giỏ hàng mua sắm để nhắc nhở người dùng về các mặt hàng họ đã lưu là một việc rất cần thiết.

Bạn có thể thấy icon giỏ hàng xuất hiện hầu như ở mọi trang web lớn, chẳng hạn như Amazon hay eBay.

Hầu như mọi theme chất lượng của WooCommerce đều có icon giỏ hàng mua sắm ở đầu trang hoặc trong menu điều hướng.

Tuy nhiên, nếu theme hiện tại không có icon giỏ hàng thì bạn cần tự thêm vào.

Chỉ cần cài đặt và kích hoạt plugin WooCommerce Menu Cart là xong.

Sau khi kích hoạt, hãy chọn WooCommerce » Menu Cart Setup để định cấu hình cài đặt plugin.

Trên trang hiển thị, bạn cần chọn menu điều hướng là nơi icon giỏ hàng được hiển thị, sau đó lưu lại là xong.

3. Thiết lập thanh toán cho khách hàng mà không cần tạo tài khoản mới.

Nhiều cửa hàng eCommerce muốn người dùng tạo tài khoản để dễ dàng kiểm tra và tăng cường bảo mật.

Tuy nhiên, có rất nhiều người lại không muốn tạo một tài khoản mới chỉ để mua một sản phẩm.

Bằng việc kích hoạt thanh toán nhanh cho khách hàng của WooCommerce.

Bạn đã cho phép khách hàng mua sắm mà không cần phải đăng ký mà vẫn có thể lưu trữ lại thông tin khách hàng.

Cũng còn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh của bạn nữa.

Nếu trên TheDevKit sẽ bắt buộn phải tạo tài khoản, để sau này bạn dễ dàng tải cũng như update sản phẩm.

4. Khiến quá trình thanh toán diễn ra dễ dàng hơn

Bạn có để ý trên Amazon.com, mọi thứ diễn ra rất nhanh không?

Bởi vì chỉ cần một sự trì trệ nhỏ thôi cũng dẫn đến việc thất thoát hàng triệu đô la.

Theo một nghiên cứu của StrangeLoop trên Amazon, Google và các trang web lớn khác, 1 giây chậm trễ thôi đã mất đến 7% chuyển đổi, lượt truy cập giảm đi 11% và mất đi 16% sự hài lòng của khách hàng.

Chính vì vậy, tốc độ nhanh chính là mấu chốt giúp bạn chốt thành công nhiều giao dịch.

Đây là lúc để bạn thêm nút “BUY NOW” vào trang sản phẩm của mình

Hãy thử plugin YITH WooCommerce One-Click Checkout Premium, để thêm nút này nhé.

Nó sẽ dẫn khách hàng đến ngay trang checkout.

5. Đưa ra những phương thức thanh toán khác.

Trước mình cũng gặp khá nhiều rào cản trong việc thanh toán.

Nên mình đã quyết định đa dạng các phương thức thanh toán.

Từ chuyển khoản trực tiếp, VTC Pay, Momo và cả Paypal (Paypal là phương án cuối cùng).

Và thật tuyệt vời khách hàng thanh toán dễ hơn, nhanh hơn.

6. Sử dụng phương pháp “hàng khan hiếm”

Đây là phương pháp đã được sử dụng bởi những thương nhân từ xa xưa.

Các trang  Ecommerce thực hiện phương pháp này bằng cách hiển thị các ưu đãi về giá.

Nhưng có một số lượng nhất định hoặc giới hạn thời gian cố định.

Từ đó tạo tâm lý muốn mua cho bằng được sản phẩm.

Một ví dụ là trang booking.com, họ đã áp dụng phương pháp này vô cùng hiệu quả.

Doanh Số WooCommerce

Họ đã kết hợp cả giới hạn số lượng và thời gian.

Hãy thử dùng phương pháp này nhé.

7. Dùng FOMO để giảm thiểu hành động huỷ bỏ giỏ hàng.

FOMO là viết tắt của ‘Fear Of Missing Out’ (Sợ bỏ lỡ) là một thuật ngữ tâm lý để mô tả sự lo lắng về việc bỏ lỡ một thứ gì đó quan trọng.

Bạn nên kết hợp hành vi tâm lý này với chiến lược tiếp thị phù hợp để ngăn chặn hành động huỷ bỏ giỏ hàng.

Có rất nhiều cách để thực hiện FOMO nhằm tăng doanh số WooCommerce.

Ví dụ: bạn có thể tạo các thông báo, có người mua một sản phẩm nào đó.

Để làm điều này, bạn có thể sử dụng plugin WooCommerce Notification.

8. Sử dụng FAQ hiệu quả

Doanh Số WooCommerce

Một lý do khác khiến đơn hàng không hoàn thành đó là do khách hàng thiếu thông tin cần thiết.

Có nhiều khách hàng đặt ra những câu hỏi về sản phẩm, nếu không tìm được câu trả lời, họ sẽ bỏ đi.

Cách dễ nhất là tạo ra FAQs. Hãy dùng YITH WooCommerce Tab Manager Premium, tạo ra một tab riêng cùng với FAQs.

Tuy nhiên chúng ta không thể trả lời hết mọi câu hỏi trong FAQs.

Đó là lý do nên cài đặt facebook messeger vào website nữa nhé.

Hoặc như mình tạo hẳn một page Câu Hỏi Thường Gặp

9. Thêm các chứng chỉ an toàn để gia tăng sự tin tưởng

Khách hàng rất thận trọng khi mua sắm trực tuyến.

Đặc biệt là khi mua hàng từ một trang mà họ chưa bao giờ nghe nói.

Với trường hợp này, khách hàng thường tìm kiếm các chứng chỉ tin cậy để đảm bảo rằng họ đang mua từ một doanh nghiệp hợp pháp và thông tin được bảo mật kĩ càng.

Đây là lúc mà các chứng chỉ giúp bạn mang lại cảm giác an toàn cho người mua.

Đó là những con dấu dễ dàng được cấp từ các cơ quan an ninh và bảo mật internet khác nhau như Norton, McAfee, Better Business Bureau,….

10. Cung cấp thêm nhiều phương thức liên lạc và hỗ trợ

LiveChat và FAQs đã rất tốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người không muốn phải chờ phản hồi từ LiveChat và không muốn đưa ra quyết định vội vàng.

Mẫu khách hàng này sẽ hoãn lại việc giao dịch nếu họ không tìm ra cách nào dễ hơn để liên lạc với cửa hàng.

Đây là thúc mà bạn phải thêm thông tin liên hệ trên trang eCommerce.

Đơn giản bạn có thể tạo một số Form để hỗ trợ khách hàng update sản phẩm.

11. Cho phép người mua lưu lại sản phẩm trong giỏ hàng

Theo một nghiên cứu, chỉ có 16% khách hàng vào website là có thêm hàng vào giỏ.

Một nghiên cứu khác lại đưa ra gần 60-80% người dùng quên sản phẩm đã thêm vào giỏ hàng, một con số rất lớn.

Hầu hết người mua sắm thường lướt qua nhiều trang web để so sánh giá cả, đánh giá và xem các sản phẩm khác nhau.

Trong quá trình này, họ có thể đóng tab hoặc rời khỏi trang web đã xem trước đó.

Bằng cách lưu lại sản phẩm trong giỏ hàng để xem sau, bạn sẽ cung cấp một trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng, từ đó có thể tăng doanh số WooCommerce hiệu quả.

Chỉ cần cài đặt và kích hoạt plugin YITH WooCommerce Save For Later Premium.

Plugin này sẽ hoạt động nền và thêm tùy chọn lưu để xem sau vào giỏ hàng trên trang web.

12. Đưa ra quyết định theo hướng dữ liệu

Nhiều người mới thường dựa vào dự đoán của mình vào những số lượng thống kê đơn giản để phục hồi doanh thu đã mất.

Tuy nhiên, họ không nhất thiết phải làm vậy khi đã có Google Analytics.

Google Analytics(GA) cho phép bạn bật tính năng theo dõi eCommerce, bạn được cấp quyền truy cập vào báo cáo hành vi mua sắm và thanh toán của khách hàng.

GA còn tự động gán định danh cho mỗi khách hàng.

Tuy nhiên, ID mà nó cung cấp lại không có thông tin chi tiết về khách hàng và đây là một khuyết điểm lớn của GA.

Để có được các thông tin hữu ích, Diều Hâu khuyên bạn sử dụng MonsterInsights.

MonsterInsights giúp bạn dễ dàng thiết lập theo dõi eCommerce nâng cao (không cần mã hóa).

Kết Luận

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm những cách thức mới để tăng doanh số WooCommerce. Nếu thích bài viết này, hãy like và share để ủng hộ Diều Hâu nhé!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments