15 Điều bạn phải chuẩn bị trước khi thay đổi Giao Diện WordPress

17 Nov, 2021 admin

Nếu bạn đã từng sử dụng WordPress, thì bạn sẽ có thể đã thay đổi giao diện ít nhất một lần trong đời. Nếu bạn vẫn chưa và đây là lần đầu tiên của bạn thì đây chính là bài viết mà bạn cần. Vẻ đẹp của WordPress nằm ở việc nó rất đơn giản cho người dùng để thay đổi giao diện. Nó gần như chỉ cần vài click chuột. Nhưng việc thay đổi giao diện không chỉ tóm gọn trong vài click đơn giản.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách những việc bạn cần chuẩn bị trước khi thay đổi giao diện WordPress. Những bước này rất quan trọng để đảm bảo rằng quá trình được diễn ra trôi chảy, nếu không bạn có thể sẽ mất đi những thứ mà bạn không có ý định thay đổi.

change WordPress themes

1. Ghi lại những thứ bạn tự thêm vào giao diện hiện tại của bạn

Khi gặp vấn đề về wordpress người dùng thường tìm giải pháp trên mạng. Nhiều khi những vấn đề về theme này được xử lí bằng cách thêm những snippets hoặc thêm vào các đoạn code vào một số file ví dụ: như function.php, hoặc những file khác. Bởi vì những thay đổi này được thực hiện một lần, mọi người có xu hướng không nhớ đến chúng. Lướt qua những file giao diện của bạn và ghi chép tất cả các code mà bạn thêm vào. Bạn cũng muốn kiểm tra thời gian tải giao diện hiện tại của bạn bởi vì bằng cách đó bạn có thể so sánh 2 giao diện với nhau. Hãy sử dụng trang web như Pingdom Tools hoặc sử dụng YSlow để kiểm tra các trang khác nhau (tất cả các trang, không chỉ trang chủ).

Bạn cũng nên nhớ rằng Việc Thay Đổi Giao Diện Ảnh Hưởng Đến SEO Và Lượt Truy Cập. Vậy nên khi bắt tay vào làm, hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra thật kỹ các bước phía dưới đây.

2. Cẩn trọng với sidebars

Bạn phải đảm bảo rằng giao diện mới có hỗ trợ widget. Các sidebars rất dễ sử sụng vì vậy nhiều người dùng sử dụng nó để cá nhân hóa. Mình để ý rằng các sidebar có thể là khu vực được người dùng cá nhân hóa nhiều nhất trên các trang WordPress. Mọi người tạo ra rất nhiều thay đổi ví dụ như thêm văn bản, hình ảnh, đường dẫn, quảng cáo và các widgets khác. Nếu bạn dùng một giao diện WordPress có sẵn chức năng tùy chỉnh widget, vậy thì đó không phải là  vấn đề. Đọc bài viết này để biết cách Cài Đặt Và Sử Dụng Widget Trên WordPress.

Cũng như bất cứ thứ gì bạn thay đổi trong sidebar.php file của giao diện cũ của bạn, sẽ được thay thế. Vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn thêm những code đó trong sidebar của giao diện mới.

3. Đừng quên analytics

Phần lớn người viết blog sử dụng một loại analytics nào đó để thống kê dữ liệu cho trang web của họ, có thể là Google Analytics hay một loại dịch vụ tương tự. Rất nhiều người trong số chúng ta không cho code analytics vào lại sau khi đã đổi giao diện. Đây là một trong những thứ thường bị phớt lờ bởi người dùng. Bởi vì nó quá đơn giản, phần lớn chúng ta quên về nó.

4. Kiểm tra RSS?

Rất nhiều người sử dụng FeedBurber cho các thông tin trên WordPress RSS. Một trong những phần của việc kết hợp Feedburner vào WorsPress là chuyển thông số từ các bảng tin mặc định đến FeedBurner, theo cách đó bạn có thể phân tích thông tin người đăng kí dịch vụ của bạn. Rất nhiều giao diện như Genesis, Standard Theme, và các giao diện khác cho phép bạn kết hợp FeedBurner từ bảng điều chỉnh cài đặt.

Bạn cần phải đảm bảo rằng thông tin mới được hiển thị trực tiếp trên Feedburner, nếu không sẽ có hai bảng thông tin RSS trên blog của bạn: bảng thông tin chính của WordPress và bảng thông tin của FeedBurner. Ngoại trừ việc bạn sẽ mất thông tin của rất nhiều lượt đăng ký mà bạn đã có bởi vì họ đăng ký sử dụng những  URL không trực tiếp gửi thông tin đến feed burner . Điều này không có nghĩa là bạn mất họ, nó chỉ có nghĩa là bạn không thể thấy họ trong phần tính của FeedBurner.

5. Sao lưu trước khi thay đổi giao diện

wordpress-backups

Bạn sẽ không bị mất cái gì khi mà có backup. Để chắc chắn, bạn nên làm một bản copy riêng biệt của các file, plugin và cơ sở dữ liệu của bạn. Kể cả khi không có chuyện gì xảy ra thì cẩn thận luôn là nguyên tắc số một, bạn không bao giờ có thể quá an toàn khi tạo ra các bạn backup dự phòng. Bạn có thể sử dụng BackupBuddy để tạo ra một bản sao lưu cho toàn bộ trang web của bạn. Hoặc tham khảo 6 Plugin Sao Lưu Dữ Liệu Mất Phí Đỉnh Nhất Trên WordPress để có thểm nhiều lựa chọn.

6. Chế độ maintenance mode

Trong khi bạn thay đổi giao diện bạn có thể sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng thế nên đưa ra một thông báo bảo trì website sẽ là cần thiết. Tốt nhất khi bật trạng thái bảo trì trong 15-20 phút, nó có thể đảm bảo cho bạn rằng mọi thứ đang hoạt động bình thường. Một khi bạn đã bật chế độ bảo trì, bạn có thể thoải mái kích hoạt giao diện mới. Bạn nên sử dụng 4 WordPress Maintenance Mode Plugin miễn phí tốt nhất để bật tính năng này trên WordPress.

7. Kiểm tra tất cả các tính năng và Plugins

Một khi bạn có giao diện mới được kích hoạt, bạn cần đảm bảo rằng tất cả các tính năng và plugins vẫn hoạt động tốt. Nhớ rằng các danh sách ghi chép mà bạn tạo ra trong bước 1. Đây là lúc mà nó có thể trở nên hữu dụng. Trở lại và thêm bất cứ và tất cả các tính năng mà bạn muốn mang từ giao diện cũ vào giao diện mới nếu bạn vẫn chưa làm như vậy. Thử tất cả các tính năng trong đó nhưng không giới hạn quá trình bình luận, các trang web một bài đăng, tìm kiếm, các trang web 404, các trang chứa dữ liệu không dùng đến, các trang liên lạc,v.v… Đảm bảo rằng tất cả các widget vẫn ở đó và hoạt động bình thường.

8. Khả năng tương thích

testing-cross-browser-compatibility

Kiểm tra trang của bạn trên tất cả các trình duyệt bạn có thể vào. Các trình duyệt có xu hướng thay đổi mọi thứ khác nhau. Đặc biệt là Internet Explorer. Bạn muốn chắc chắn rằng thiết kế của bạn nhìn ổn trên các trình duyệt chính. Một vài giao diện có vẻ ngoài ưu nhìn có xu hướng không ổn định trên các trình duyệt khác nhau. Vì vậy nếu nhiều người xem của bạn đang sử dụng Internet Explorer, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng nó vẫn ổn để mọi người vào.

Ngoài ra bạn phải chắc chắn rằng giao diện hiện tại hỗ trợ responsive. Nếu không bạn sẽ gặp rắc rối lớn với những người dùng điện thoại và đặc biệt là với Google.

Để đảm bảo tốt nhất cho trải nghiệm người dùng, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt Accelerated Mobile Page (AMP) Tối Ưu Hóa Trên Mobile. Website của bạn sẽ được đánh giá cao hơn khi hỗ trợ tính năng này của Google.

9. Làm những biểu tượng bên thứ ba nhìn đẹp mắt

Nếu bạn đang sử dụng Google Adsense hoặc các công ty quảng cáo nào khác mà cho phép bạn chỉnh sửa chúng, vậy thì bạn tốt nhất nên cá nhân hóa chúng. Ví dụ, trang web của bạn là màu cam, vậy thì bạn có đường dẫn màu cam cho Google Adsense. Bây giờ nếu nó màu xanh dương, bạn có thể muốn nhớ đến điều này.

Điều tương tự với Twitter widget, nút like của Facebook. Thay đổi chúng với các bảng màu mới. Nếu bạn đi từ thiết kế sáng sang tối, hoặc ngược lại, bạn sẽ cần tạo nên những thay đổi như vậy.

10. Thông báo cho người dùng

Tắt chế độ bảo trì, và viết một bài blog nhanh để cho người dùng biết. Chú ý rằng, bạn chỉ dành 15-20 phút cho việc kiểm tra mọi thứ. Không có cách nào bạn có thể kiểm tra tất cả các lỗi. Bằng việc cho người dùng của bạn biêt, bạn có thể hy vọng nhận được các báo cáo lỗi. Hỏi độc giả của bạn thông qua Twitter, Facebook,… để xem liệu trang web có nhìn tốt trên trình duyệt của họ. Nếu họ nói , đó là một tin tốt. Nếu họ nói KHÔNG, hỏi họ có thể chụp lại màn hình lỗi của họ. Bạn có thể nhìn thấy vấn đề và cố gắng khắc phục nó. Nếu bạn không thể sửa nó, thì hãy yêu cầu một cách tử tế người phát triển giao diện khắc phục nó. Chú ý: trừ khi bạn trả tiền mua giao diện đó, không thì những nhà phát triển không có trách nhiệm phải chữa những vấn đề đó miễn phí.

11. Giảm số lượng plugin

Các giao diện đang được tải trước với rất nhiều tính năng. Ví dụ, nếu b4ạn đang sử dụng Genesis hoặc các giao diện mà có BreadCrumbs, vậy bạn có thể loại trừ các plugin Breadcrumb của bạn. Vấn đề rất đơn giản. Loại bỏ những thứ mà bạn không cần. Một thứ bạn nên đảm bảo cho dù như vậy là thường thì các plugin làm việc tốt hơn. Ví dụ rất nhiều giao diện đi cùng với các tính năng đảm bảo việc xuất hiện top đầu của tìm kiếm (SEO). Genesis, Thesis, Standard Theme, và tất cả những gì tốt cho SEO bao gồm. Chúng tôi chọn việc sử dụng một đầu vào mạnh hơn nhiều như WordPress SEO by Yoast. Chọn lựa đúng đắn.

12. Đi từng bước nhỏ khi thay đổi

Bạn đang làm việc với một giao diện mới ở đây, vì vậy nó có thể là tốt nhất nếu bạn tao ra thay đổi một cách cẩn thận. Thay đổi các yếu tố nhỏ hơn để đảm bảo nó có thể diễn ra tốt ở tất cả các trình duyệt. Một khi bạn cảm thấy đủ thoải mái, bạn có thể tạo nên các thay đổi lớn. Nó rất quan trọng trong việc học các cấu trúc và hiểu biết về giao diện mới trước khi tạo ra các thay đổi lớn. Điều đó sẽ cho phép bạn đối phó với vấn đề ngay lập tức.

13. Kiểm tra thời gian tải

thay đổi giao diện WordPress

Lấy thời gian tải mà bạn có trên giao diện cũ của bạn (từ mục 1 của danh sách này), và so sánh hai cái với nhau. Nếu như giao diện mới có thời gian tải lớn hơn thì bạn nên tìm cách cải thiện. Bạn có thể tham khảo 8 Cách Tối Ưu Hóa Tốc Độ Cho WordPress để tăng tốc cho website của chính mình.

14. Quan sát tỷ lệ người dùng

Sau khi thay đổi giao diện, bạn muốn chắc chắn rằng bạn đang theo dõi tỷ lệ quay trở lại. Một vài giao diện thân thiện với người đọc hơn nên tỉ lệ họ quay lại đọc sẽ cao hơn.

Nếu tỷ lệ trở lại của bạn tăng hơn so với giao diện trước, bạn nên tiếp tục làm việc với giao diện đó. Thêm vào các bài đăng liên quan, các phần mềm giúp thay đổi bài đăng nổi tiếng, hoặc đơn giản là có một hành động tốt hơn đến độc giả của bạn.

Hoặc bạn có thể sử dụng push notifcation để cải thiện tỷ lệ quay lại của người dùng. Tham khảo Push Notification Plugin Tốt Nhất để tăng lượng người truy cập lại.

15. Lắng nghe độc giả của bạn, và CẢI THIỆN

Khi một thiết kế ra mắt, người dùng luôn có các gợi ý. Họ có thể hoặc là thích tính năng riêng biệt hoặc ghét chúng. Giao tiếp với độc giả của bạn sử dụng các bảng khảo sát trên Facebook hoặc các mạng xã hội khác. Xem rằng họ có thích cải tiến và sau đó hãy làm việc để thực hiện điều đó. Tham khảo 11 Cách Để Nhận Nhiều Bình Luận Hơn Blog Của Bạn nếu như bạn muốn người dùng góp ý trên chính website của mình.

Bạn có một danh sách của riêng bạn khi thay đổi giao diện chính của WordPress không? Nếu trong quá trình thay đổi có bất kỳ vấn đề gì, mình sẵn sàng giúp đỡ bạn hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments