18 Điều quan trọng phải làm sau khi cài đặt WordPress

17 Nov, 2021 admin

Bạn làm gì sau khi cài đặt wordpress thành công? Đó là câu hỏi khá thường gặp với người mới dùng WordPress.

Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn 18 điều quan trọng cần làm sau khi cài đặt WordPress.

sau-khi-cai-dat-wordpress

1. Thay đổi Site title, Tagline, Timezone

Sau khi cài đặt wordpress bạn sẽ cần thiết lập site title, tagline, và timezone.

Đi đến menu chọn Setting » General và điền vào những trường ở đây.

 

2. Cài đặt Yoast SEO plugin

wp-seo

SEO là một trong những kỹ thuật blogger hay sử dụng để tăng traffic tự nhiên cho Website.

Còn được hiểu là traffic từ các công cụ tìm kiếm (chủ yếu là GG)

WordPress là một nền tảng khá dễ dàng để tối ưu SEO. Nhưng vẫn có khá nhiều điều bạn cần làm, mà đôi khi bạn sẽ không biết hoặc nhớ hết.

Cách tốt nhất là cài SEO plugin. Và tôi khuyên bạn dùng Yoast SEO Premium, plugin tối ưu SEO phổ biến và tốt nhất hiện nay mà tôi đã từng dùng.

Đâu là SEO Plugin tốt nhất?

Để hiểu rõ hơn về SEO, hãy theo dõi bài viết hướng dẫn cơ bản về SEO trong WordPress nhé !

3. Cài đặt Google Analytics

Để lên kế hoạch phát triển nội dung trên website, thì bạn cần hiểu rõ hơn về người dùng của mình.

Họ đang tìm kiếm cài gì, và làm thế nào để giúp họ tìm chúng.

Đây là lúc bạn cần Google Analytics, nó cho bạn biết:

  • Bao nhiêu người đã truy cập vào website.
  • Họ đến từ đâu.
  • Và người dùng làm gì trên website bạn.

Bạn cũng có thể sử dụng plugin MonsterInsights để cài đặt trực tiếp Google Analytics vào dashboard.

Mọi thông số sẽ hiện lên ngay khi bạn đăng nhập vào Admin.

Khá tiện để bạn theo dõi mà không cần phải vào Google Analytics

Ngoài ra bạn có thể xem hướng dẫn cài đặt Google Analytics hoặc Google Tag Manager mình nhé.

4. Cài đặt Cache plugin

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tốc độ là một yếu tố rất quan trọng.

Đôi khi chỉ chậm vài giây thôi, sẽ khiến người dùng hoặc khách hàng bỏ bạn.

Kể cả bạn có một lượng traffic lớn đến đâu đi nữa thì dần dần họ cũng rời xa bạn, nếu chúng load không đủ nhanh.

Hành động này lặp lại nhiều lần sẽ khiến bounce rate bạn tăng cao.

Google cũng đã xác định tốc độ là một yếu tố quan trọng để xếp hạng.

Cache plugin sẽ giúp tạo một bản sao lưu website có sẵn. Thay vì phải mỗi lần phải chạy hàng loạt request đến máy chủ rồi mới phản hồi đến người dùng.

Server của bạn sẽ được giảm gánh nặng, và tất nhiên là website sẽ mượt mà hơn nhiều.

Nếu chỉ đơn giản là tìm plugin miễn phí tôi khuyên bạn sử dụng W3 Total Cache hoặc Wp Super Cache.

Còn nếu muốn tìm một giải pháp hoàn hảo hơn.

Hãy sử dụng WP Rocket hoặc Swift Performance nhé. Chúng thực sự rất tốt và giúp website bạn load nhanh hơn nhiều.

5. Tạo Backup cho website

Bạn sẽ không muốn website của mình bỗng dưng biến mất đúng không.

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, cho nên hay tạo một bản backup cho website.

Luôn tạo một bản sao lưu đề phòng có trường hợp không ngờ tới, là một việc bắt buộc phải có.

Nếu bạn sử dụng một số dịch vụ Hosting tốt, họ sẽ có chức năng backup thường xuyên.

Nhưng điều đó đôi khi không chắc chắn. Vì vậy tốt nhất là chúng ta tự sao lưu.

Đơn giản nhất là bạn có thể sử dung Backup Plugin.

Bạn có thể lên lịch và chúng sẽ tự động sao lưu Database, Plugin, Theme hay tất cả

Thoải mái lựa chọn nơi lưu file backup: Google Drive, Amazon S3, Dropbox..

Bạn có thể sử dụng BackupBuddy hoặc Updraft Plus nhé.

6. Cài đặt plugin bảo mật WordPress

iThemes Security Pro

WordPress là một trung những CMS phổ biến nhất hiện nay.

Đó cũng là lí do vì sao, nó hay bị các hacker nhòm ngó tới.

Một vài lời khuyên đó là bạn nên đặt một mật khẩu thật khó đoán, thêm câu hỏi bảo mật vào admin, thay đổi tiền tố prefix, đổi đường dẫn đăng nhập và thường xuyên update.

Cách đơn giản nhất là sử dụng iTheme Security Pro. Nó cung cấp cho bạn khá nhiều giải pháp bảo mật WordPress website.

Hoặc Sucuri cũng là một plugin khá tốt để quyét mã độc, malware

7. Cài plugin chống Spam

Nếu không kiểm soát comment trên website, chúng sẽ nhanh chóng thành bãi rác của spammer.

Thường thì spammer sẽ chèn link đến một website nào đó.

Đầu tiên bạn nên kích hoạt tính năng kiểm tra comment, và cài thêm plugin chống spam.

cach-Akismet-hoat-dong

Akismet – plugin này bởi Automattics là một anti-spam plugin nâng cao mà thực hiện việc giữ các spam khó chịu tránh xa một cách tuyệt vời.

8. Xóa những theme không dùng

Mặc định khi cài WordPress, trong phần Apperance mặc định sẽ có một số theme có sẵn.

Hoặc nếu bạn muốn thay đổi giữa một số giao diện với nhau để test và trải nghiệm.

Sau khi chọn được theme sử dụng, tốt nhất là bạn nên xóa những theme còn lại.

Vì sao ư?

Vì ngay kể bạn không acitve những theme đó, vẫn sẽ có thông báo update cho chúng khi có version mới.

Chỉ nên giữ lại 1 theme mặc định khi cài đặt thôi nhé, sau nếu bạn có muốn đổi theme. Thì nó sẽ là theme dự phòng cho bạn.

Đi đến Appearance » Themes 

Chọn Delete để xóa nhé.

9. Cài đặt Comment

Comment hay phản hồi là một yếu tố rất quan trọng, nếu bạn muốn xây dựng một cộng đồng.

Nó không chỉ giúp người dùng tương tác tốt hơn trên website bạn.

Đôi khi nó cũng khiến người dùng quay lại với bạn hơn.

Đến menu Setting » Discussion 

Ở đây bạn có tùy chỉnh:

  • Cho phép hoặc khóa comment trên blog
  • Thông báo đến email khi có người comment
  • Kiểm duyệt comment

10. Xóa nội dung được tạo sẵn

Bạn có thấy bài Hello world có sẵn khi cài WordPress chứ. Nó chỉ là một lời chào đến bạn thôi, nên tốt nhất là xóa nó đi nhé.

Ngoài ra nhiều bạn mua theme có chức năng import demo, nó cũng import luôn những bài viết mẫu.

Nếu không dùng thì bạn cũng nên xóa đi nhé.

Chọn Trash để di chuyển bài đó vào thùng rác.

Nhớ cả ở phần comment cũng có đấy nhé.

11. Cài đặt Category

Mặc định WordPress sẽ yêu cầu bài viết phải nằm trong ít nhất một category. Nếu bạn không tạo category thì nó tự tạo ra một danh mục tên “Uncategory”

Để tạo category mới vào Post » Categories

Để phòng trường hợp, quên gắn category cho bài viết và bị vào uncategory

Bạn vào Settings » Writing. Đổi ngay ô đầu tiên Default Post Category

Đọc bài viết chi tiết cách đổi tên chuyên mục Uncategorized trên WordPress.

12. Cài đặt Home page và Blog page

Nhiều bạn sau khi cài đặt wordpress và giật mình hỏi sao nó không hiện Trang chủ nhỉ.

Đó là vì bạn chưa chọn Home page và Blog page mặc định.

Nếu không chọn gì cả mặc định sẽ chỉ hiện post mới nhất bài “Hello Worlds”

Thường thì Homepage sẽ là một trang tĩnh được mọi người design để phù với nhu cầu.

Đơn giản chỉ cần đi đến Settings » Reading. Tích vào “A static page” chọn page mà bạn muốn làm Trang Chủ nhé,

Dưới bạn số bài hiện thị trong blog page.

13. Upload Gravatar của bạn

WordPress sử dụng Gravatar để hiện thị ảnh của tác giả và trong comment.

Gravatar là dịch vụ lưu trữ ảnh hồ sơ, cho phép bạn sử dụng cùng một ảnh profle trên nhiều website khác nhau.

Chỉ cần đến Gravatar website tạo account bằng email đã sử dụng WordPress.

Giờ hay quay lại và comment ở dưới xem thử nhé 😀

14. Điền đầy đủ thông tin User Profile

Để điền đầy đủ thông tin người dùng vào User » Your Profile, để cập nhật nốt thông tin còn thiếu nhé.

Mặc định WordPress nó sẽ dùng username đăng nhập làm tên của tác giả luôn.

Nên các bạn có thể thay đổi nhé, đây là hướng dẫn làm thế nào để thay đổi tác giả bài viết trong WordPress.

15. Upload Favicon và Site Icon

Favicon là một biết biểu tưởng tí hon trên tab của trình duyệt ngay cạnh site title.

Tuy bé tí hon thế nhưng lại là người dùng nhận biết thương hiệu của bạn.

Dần dần in dấu vào tâm trí người dùng thường xuyên vào website.

Đầu tiên bạn cần tạo favicon có kích thước 512×512 pixels định dạng jpg, png or gif.

Vào Apperance » Customize và chọn Site Identity

Chọn select image để tải ảnh lên. Nếu chưa biết hãy đọc làm thế nào thêm Favicon cho WordPress blog.

16. Thay đổi Email Address

Thường thì mọi người sẽ để luôn email cá nhân để đăng ký cài đặt WordPress.

Nếu bạn làm thương riêng cho blog mình, hãy tạo email tên miền riêng và thay đổi địa chỉ email trong WordPress nhé.

Rất đơn giản để thay đổi Setting » General 

Hãy chắc chắn email đó hoạt động bình thường, vì WordPress sẽ gửi email xác nhận nhé.

17. Thiết lập Theme

Bước tiếp là cài đặt theme mà bạn đang sử dụng. Đa số giao diện có tùy chỉnh và tính năng khác nhau.

Bạn nên tìm hiểu và đọc tài liệu nhà sản xuất nhé, thường những theme cao cấp đều có hướng dẫn chi tiết.

Nhưng đa số thì theme vẫn tuân thủ tiêu chuẩn chung của WordPress.

Bạn có thể bắt tay vào tạo Menu cho mình. Đọc cách thêm Navigation Menus trong WordPress nhé.

Tiếp theo đến widget, để bạn hiển thị thêm nhiều thông tin bên sidebar.

Nếu bạn muốn hiển thị Sidebar khác nhau trên mỗi Post và Page đọc bài viết này nhé.

18. Cài contact form

Mọi website đều cần contact form để mọi người có thể liên hệ với bạn.

Nó đôi khi không chỉ giúp người dùng kết nối với bạn. Mà nó còn có thể làm nhiều điều hơn nữa, như tạo Quiz, Survey,…

Hãy tham khảo 5 plugin Contact Form Tốt Nhất cho WordPress hiện nay (2019)

Tổng kết

Tất cả 18 bước trên rất quan trọng sau khi cài đặt WordPress. Tất nhiên, có các bước khác sau khi cài đặt WordPress, nhưng những bước này nên ở trên đầu của danh sách.

Hãy từ từ sắp xếp mọi thứ theo thứ tự, như vậy bạn không sẽ bị xáo trộn khi sửa chữa lại sau đó. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi về 8 cách tối ưu hóa tốc độ wordpress.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments