6 bước chuyển website WordPress sang hosting mới (zero downtime)

17 Nov, 2021 admin

Bạn có từng di chuyển website sang server hoặc host khác không?

Việc chuyển dữ liệu WordPress sang server hay host mới, là một công việc tương đối phức tạp.

Gây khó khăn không chỉ với người dùng mới, mà ngay cả với những người có kinh nghiệm

Quá trình chuyển WordPress sang hosting mới, còn khó hơn việc tạo website mới.

Nhưng đừng lo lắng! Mình sẽ hướng dẫn giải pháp dễ nhất.

chuyển server website WordPress

Chỉ với 6 bước, các bạn có thể chuyển bất kỳ trang WordPress mà không quá tốn thời gian.

Đây là những gì bước mình sẽ làm trong bài viết này:

Tạo bản backup của website → di chuyển bản sao lưu này sang server mới → khôi phục bản backup → trỏ tên miền sang server mới


Bước 1: Duplicate website

Việc đầu tiên, là tạo backup website bạn muốn di chuyển.

Có rất nhiều phương pháp để thực hiện sao lưu website WordPress.

Thậm chí có những ứng dụng, công cụ, plugin thực hiện tự động cho bạn.

Tại đây, mình sẽ chỉ sử dụng một công cụ mà mình đánh giá tốt hơn cả, dựa trên các tiêu chí sau:

  • Sử dụng được trên mọi host
  • Miễn phí
  • Thao tác dễ dàng

Công cụ mà mình sử dụng là Duplicator – một backup plugin WordPress. Duplicator một plugin giúp bạn sao lưu, di chuyển website WP rất đơn giản và dễ dàng.

Đây là plugin free nên bạn thoải mái cài đặt trực tiếp trong dashboard.

Sau khi cài đặt xong, hãy mở Duplicator và nhấp vào nút Create New bên cạnh nút Packages:

tạo backup bằng duplicator

Mua Duplicator Pro giá hạt rẻ tại TheDevKit

Tiếp theo sẽ có một số thông tin, nếu thấy bạn không cần thay đổi thì bấm Next.

  • Storage: nơi lưu trữ file backup
  • Archive: bạn sẽ được chọn những gì sẽ backup (chỉ database, hay cả theme và plugin)
  • Installer: ở đây có một số tính năng security, đặt pass cho file cài đặt

cài đặt backup duplicator

Duplicator sẽ quét toàn bộ website và đánh giá mức độ tương thích trước khi backup.

Những đánh giá Good có nghĩa là nó đã đủ tiêu chuẩn.

Ở phàn a Size Check sẽ có một thông báo “Notice“.

Nó sẽ hiện tất cả các file bạn sẽ backup, nếu không muốn backup file nào hãy tích vào ô và bấn Add Filter & Rescan.

Duplicator cũng đưa ra một số gợi ý để bạn giảm dung lượng file backup.

Bạn có thể áp dụng như: remove post revisions, tối ưu database….

Cuối cùng tích Yes sau đấy nhấn vào nút Build, để bắt đầu tạo backup

Đây là nơi mà Duplicator thể hiện sức mạnh của mình.

Quá trình sao lưu sẽ mất một khoảng thời gian tùy thuộc vào kích thước website.

Bạn cần giữ cho chương trình chạy đến khi kết thúc.

Sau khi quá trình sao lưu hoàn thành, một màn hình xác nhận sẽ hiện ra:

Tải về cả 2 file installer và file chứa bản sao lưu. Bấm On-Click Download để download cả 2 cho nhanh.

Bạn sẽ cần các tập tin này khi sang các bước tiếp theo trong quá trình chuyển nhà cho WordPress.


Bước 2: Chuẩn bị hosting mới

Trước host mới sử dụng file backup, các bạn cần chuẩn bị một số thứ như sau:

  • Thêm tên miền của bạn vào server
  • Tạo một cơ sở dữ liệu mới cho website
  • (không bắt buộc) Chuyển địa chỉ email

Mình sẽ nói rõ hơn cách thực hiện ở phần sau:

Hầu các nhà cung cấp đều sử dụng cPanel cho nên các bước trên đều thực hiện khá dễ.

Nếu nhà cung cấp của bạn dùng hệ thống khác, hãy liên hệ với họ có thể giúp đỡ các bạn nhé.

Họ thường sẽ cung cấp cho chúng ta thông tin đăng nhập vào cPanel trong quá trình đăng ký.

Hãy tìm email chứa thông tin này trong hộp thư đến.

Một số nhà cung cấp cho phép các bạn truy cập cPanel trực tiếp từ khu vực chính.

Thêm tên miền vào server mới

Đăng nhập vào cPanel, hãy chuyển đến phần DOMAINS và nhấp vào Addon Domains:

Nhập tên miền của bạn vào phần New Domain Name. Hai phần còn lại sẽ được điền tự động. Nhấn vào Add Domain.

Sau đấy, các bạn sẽ thấy tên miền mới của mình có trong danh sách.

Tạo database mới cho website

Tiếp theo cần tạo một cơ sở dữ liệu mới để di chuyển WordPress. Đây sẽ giống như một ngôi nhà mới cho dữ liệu của website.

Để thêm cơ sở dữ liệu mới trong cPanel, hãy cuộn xuống phần DATABASES, click vào MySQL Database Wizard.

mysql database wizard

Đây hướng dẫn thiết lập cơ sở dữ liệu mới theo từng bước:

Bước 1: Chọn tên cho cơ sở dữ liệu.

đặt tên cho database mới

Bước 2: Tạo tài khoản người dùng để truy cập vào cơ sở dữ liệu mới đấy.

tạo database user

Database user này là cách WordPress truy cập database.

Điền vào thông tin vào các vị trí bắt buộc, sau đấy hãy lưu lại tên đăng nhập kèm mật khẩu ở vị trí an toàn.

Bạn sẽ cần thông tin đăng nhập này ở phần sau.

Bước 3: cuối cùng bạn sẽ phải cấp quyền cho User này. Chỉ cần chọn All PRIVILEGES và nhấp vào Next Step.

cấp quyền cho user vào database

Cơ sở dữ liệu mới đã được cài đặt thành công !

Sao chép địa chỉ email (Không bắt buộc)

Hầu hết người dùng sẽ có ít nhất một email tên miền riêng. Email này sẽ có dạng [email protected].

Nếu bạn có một email như vậy trên host, chúng ta cùng tiếp tục.

Nếu không, hãy bỏ qua và sang bước tiếp theo nhé.

Khi bạn chuyển WordPress sang một server mới, tên miền cũng được chuyển theo.

Do vậy, các bạn nên chuyển email này sang server mới luôn, để tất cả các email sẽ được gửi về host mới.

Tuy nhiên, nếu bạn không thiết lập chính xác tài khoản email trên host.

Những email đó sẽ bị thất lạc hoặc được đánh dấu là “không gửi được: người nhận không tồn tại“.

Để khắc phục thì cũng rất đơn giản thôi:

Trong cPanel, các bạn hãy cuộn xuống phần EMAIL và nhấp vào Email Accounts:

Email Accounts Cpanel

Nhấp vào nút + Create ở phía bên phải.

tạo email account trên cpanel

Bây giờ chúng ta sẽ cùng thêm email tên miên sang tên miền mới nhé.

Đây là thông tin cần điền:

Điền thông tin email tên miền riêng

  • Domain – chọn tên miền mới – tên miền mà bạn di chuyển
  • Username – quan trọng (!) Bạn cần nhập cùng tên người dùng mà bạn đã sử dụng với host trước đó, ví dụ: nếu email của bạn là [email protected] thì username phải là admin
  • Password – tạo một mật khẩu mới, không cần phải giống với mật khẩu cũ.
  • Storage Space – tốt nhất nên được đặt thành Unlimited.

Nhấp vào + Create để hoàn tất thiết lập.

*Nếu bạn có nhiều email được đặt trên host cũ, hãy lặp lại quy trình cho từng email.

Bạn sẽ thấy email của mình trong danh sách.

danh sách email trên cpanel

Đã xong, server mới sẽ sẵn sàng hoạt động với email đã thiết lập.


Bước 3: Đưa dữ liệu sang server mới

Sau khi tên miền và cơ sở dữ liệu đã được thiết lập (và cả email).

Mình đã từng khôi phục WordPress với file backup, các bạn có thể tham khảo

Giờ đây chúng ta có thể tải toàn bộ bản sao lưu của web lên host mới.

Trong cPanel, các bạn hãy cuộn xuống phần FILES và nhấp vào File Manager.

File Manager Cpanel

Đi đến thư mục được tạo ra cho tên miền mới.

Nếu bạn bạn muốn hiểu hơn về các file trong WP, đọc bài tìm hiểu tập tin và cấu trúc thư mục trong WordPress

Thông thường, thư mục này sẽ có đường dẫn như sau: public_html/tienmien.com.

Thư mục cài đặt WordPress trên Cpanel

Khi đó, các bạn chỉ cần tải lên file lưu trữ webssite mà bạn đã lưu trữ từ Duplicator.

Nhớ tải cả 2 file archive (file zip) và file Installer.php nhé.

Đây là thư mục chứa đựng mọi thứ khi bạn chuyển WordPress sang host mới.

Upload File lên Cpanel


Bước 4: Chỉnh sửa local hosts file trên máy tính

Bước này có tác dụng là sẽ giúp website bạn không bị gián đoạn. Hay còn gọi là bị sập trong thời gian chuyển server. Bạn sẽ cần phải config và chỉnh lại một số thứ sau khi di chuyển website sang server mới. Nếu việc gián đoạn này không quá ảnh hưởng đến website, bạn có thể đơn giản thông báo cho người dùng là đang bảo trì và nâng cấp là được.

Ở bước này, bạn chỉ cần import dữ liệu từ server sang là đã có thể hoàn thành.

Tuy nhiên! Trước khi thực hiện thao tác này, các bạn cần có quyền truy cập vào server mới từ trình duyệt mà bạn đang sử dụng.

Nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng có một vấn đề mà chúng ta cần giải quyết:

Lúc này, tên miền của bạn chưa được chuyển sang server mới (Vẫn chưa thực hiện xong).

Không chỉ vậy, server mới vẫn chưa được publish (nó sẽ vẫn ẩn cả với bạn và người dùng).

Để khắc phục điều này, bạn có thể config lại file hosts trên máy tính để truy cập vào.

Cách thực hiện như sau:

Trước tiên, hãy quay lại cPanel và xem địa chỉ IP host mới là gì.

server IP cpanel

Nó sẽ hiển thị bên sidebar bên phải như hình trên.

Chỉnh sửa file hosts trên Windows

Thông thường file hosts sẽ ở trong thư mục C:WindowsSystem32driveretc. File này có thể bị ẩn đi, hãy chỉnh lại file display setting nhé.

File Hosts này các bạn dễ dàng mở tệp này bằng Notepad.

Ở phần cuối trong tệp tin, hãy thêm một dòng mới như sau:

địa.chỉ.Ip.server.của.bạn tenmien.com

Ví dụ:

10.21.11.192 dieuhau.com

Lưu lại file.

Chỉnh sửa file hosts trên Mac

Mở ứng dụng Terminal, dễ dàng tìm thấy thông qua App Launcher.

Nhập sudo nano/etc/hosts và nhấn enter.

Nhập mật khẩu admin, sau đấy enter.

Bây giờ các bạn sẽ ở trong trình soạn thảo Nano với file hosts đã được mở.

Định vị con trỏ bằng các phím mũi tên.

Ở phần cuối của tệp, hãy thêm một dòng mới như sau:

địa.chỉ.Ip.server.của.bạn tenmien.com

Ví dụ:

10.21.11.192 dieuhau.com

Sau khi đã thêm xong, hãy giữ phím “Control” và “O” để lưu lại tập tin, giữ “Control” + “X” để thoát.

Từ bây giờ, các bạn có thể truy cập vào server mới qua browser

Lưu ý: Là chỉ bạn mới có quyền truy cập vào server mới.

Những người khác vẫn sẽ truy cập server cũ khi họ cố gắng duyệt web.

Vì vậy, họ sẽ không nhận ra là bạn đã chuyển qua server mới. (Và bạn sẽ không bị Down time)


Bước 5: Cài đặt website thông qua online installer

Bước tiếp theo quá trình chuyển website, là cài đặt installer.

Mở trình duyệt web của bạn và điều hướng đến tenmien.com/installer.php.

Sau đấy, các bạn sẽ thấy giao diện chính của trình cài đặt.

Đơn giản là chấp nhận các điều khoản và click Next.

Tiếp theo bạn cần điền một số thông tin như: database name, database user name, password.

điền thông tin database

Đối với hầu hết các server, Host value sẽ là: localhost.

Nhấn vào Test Database khi bạn đã điền đầy đủ các thông tin trên.

kiểm tra database

Nếu nó hiện là “Pass” và “Good” như trên là bạn đã hoàn thành.

Click Next để tiếp tục và sau đó xác nhận, một popup sẽ xuất hiện và bắt đầu cài đặt.

Nhấp vào Next một lần nữa trên màn hình để xác nhận tiêu đề và URL website.

Sau vài giây, quá trình cài đặt sẽ hoàn tất việc chuyển website. Thông báo như sau:

thông báo khi chạy xong duplicator

À đừng quên check vào ô “Auto delete installer files …” (Tự động xóa các file cài đặt sau khi đăng nhập) nhé

Click vào Admin Login để truy cập dashboard WordPress của web trên server mới.

Tất cả các tài khoản WordPress sẽ giống hệt nhau kể cả chuyển qua host khác.

Sau khi đăng nhập, bạn sẽ thấy một thông báo xác nhận rằng các file cài đặt đã bị xóa.

Lúc này, bạn sẽ không cần Duplicator nữa, vì vậy hãy gỡ cài đặt plugin này.

Bạn có thể thấy server mới đã được redirect đến tenmien.com.

*Lưu ý là mới chỉ có mình bạn thấy mà thôi ( chưa được publish trên web – do file hosts). Bước cuối cùng chúng ta sẽ giải quyết triệt để vấn đề này:


Bước 6: Trỏ tên miền sang server mới

Lúc này, web của bạn đã được di chuyển hoàn toàn sang host mới.

Bước cuối cùng, chuyển hướng mọi người sang server mới khi họ truy cập website.

Việc này thường được thực hiện bằng cách chỉnh sửa tên server (nameservers) được thiết lập tên miền.

Để thay đổi, bạn sẽ cần phải quay lại nhà cung cấp tên miền của bạn.

Khi thay server mới, bạn sẽ cần cung cấp địa chỉ DNS cho nameservers mới.

Tên miền chỉ là một cái tên thay thế địa chỉ IP giúp mọi người dễ nhớ hơn thôi.

Ví dụ: với SiteGround, chúng ta sẽ tìm thấy địa chỉ DNS khi bạn truy cập vào Accounts » Information & Settings » Account DNS:

Nếu gặp khó khăn trong việc tìm ra địa chỉ DNS. Hãy liên hệ trực tiếp với bộ phận hỗ trợ của bên Hosting.

Dưới đây là một số hướng dẫn về cách thay đổi cài đặt nameserver với một vài dịch vụ lưu trữ phổ biến:

Sau khi cài đặt DNS của tên miền trỏ đến server mới, bạn sẽ đợi một lúc để IP mới được trỏ về tên miền.

Cái này sẽ tùy vào mỗi nhà cung cấp khác nhau ( có cái chỉ 5-10p là được).

Giờ thì chúc mừng, website của bạn đã di chuyển website WordPress sang server, host mới.

Chúng ta cần làm gì tiếp theo sau khi chuyển WordPress sang một server mới?

Trước tiên, chúng ta cần mở lại file hosts và xóa các chỉnh sửa ở trên.

Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra xem email còn hoạt động hay không.

Mặc dù có cùng địa chỉ email, các cài đặt thực tế có khả năng đã bị thay đổi.

Gửi một vài email để kiểm tra từ một địa chỉ khác và xem bạn có nhận được chúng không nhé.

Nếu không, các bạn sẽ cần phải quay lại và thiết lập email một lần nữa.

Như vậy mọi thứ đã xong! Website WordPress đã hoàn tất quá trình chuyển đổi.

Nếu có trục trặc hay thắc mắc mà bạn gặp phải trong quá trình thực hiện, hãy để lại bình luận để chúng ta cùng trao đổi nhé.


Mua Diplicator Pro giá hạt rẻ tại TheDevKit

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments