6 Mẹo Bảo Vệ Tên Miền Của Bạn Trong WordPress

17 Nov, 2021 admin

Trộm tên miền là một thủ thuật gian xảo của những những người mua bán tên miền và những đại lý đầu cơ buôn bán domains vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ tên miền website của mình. Đăng ký một tên miền bị bỏ hoặc hết hạn (drop catching) bản thân nó không phải là một hành vi phạm pháp: khi bạn mua các miền mà không ai cần nữa thì không ai có thể trách bạn được. Tuy nhiên có những kẻ luôn rình rập săn lùng những tên miền có tiềm năng và giữ lấy để ép người khác mua với giá cao. Đôi khi họ còn sử dụng nhiều thủ đoạn như hack website, liên tục DDOS bạn hay làm nhiều trò ma mãnh khách để cướp tên miền của bạn nếu như bạn có một tên miền có tiềm năng.

bảo vệ tên miền

 

Để đăng ký một miền chưa có người nhận là một một việc hết sức bình thường, nhưng việc ép một chủ sở hữu từ bỏ tên miền của họ là điều không thể chấp nhận được. Tôi đã từng bị de dọa bới những kẻ như vậy đồng thời từng làm việc với một khách hàng bị mất tên miền và bên đầu cơ đòi tận 68 triệu đồng để mua lại tên miền đó.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ một số cách mà bạn có thể tự làm để bảo vệ tên miền của mình.

1. Bảo vệ tên miền bằng việc không bao giờ để tên miền của bạn bị hết hạn

Hãy bảo vệ tên miền của bạn bằng việc gia hạn lại các tên miền của mình ít nhất hai tháng trước khi nó hết hạn và trong thời gian ít nhất là hai năm.  Những kẻ đầu cơ một khi đã xác định được tên miền của bạn là tiềm năng thì chúng sẽ đặt mua sẵn tên miền này và ngay khi bạn hết hạn bạn sẽ mất tên miền ngay. Tất nhiên là nhà cung cấp luôn cho bạn một khoảng thời gian để gia hạn khi tên miền hết hạn nhưng tốt nhất là không nên để việc này xảy ra. Nếu bạn muốn gia hạn tên miền mà tiết kiệm chi phí bạn có thể tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về làm thế nào để tiết kiệm tiền khi mua hoặc gia hạn tên miền.

Đựt mua trước tên miền có phải là một lựa chọn mua hợp pháp hay không?

Nói chung, việc đặt mua trước được coi là hợp pháp, mặc dù khá mạo hiểm cho người mua. Sự thật là, việc đặt mua trước không là gì ngoài một hy vọng để có thể mua lại được một tên miền, một ngày nào đó, nhưng nhà đăng ký hiện tại có thể gia hạn lại tên miền bất cứ lúc nào trước khi bỏ nó, chiếm ưu thế hơn việc mua đặt trước. Việc đặt mua tên miền trước khá đắt đỏ nếu so sánh với với giá tiêu chuẩn cho một miền, vì vậy nó không bao giờ là lựa chọn đầu tiên để cân nhắc khi mua một tên miền tuy nhiên với những tên miền tiềm năng bọn đầu cơ có thể dễ dàng bán lại các tên miền đó với giá cao gấp nhiều lần số tiền bỏ ra để đặt trước nên chúng không ngại gì khi làm việc này cả.

2. Kích hoạt khóa tên miền

Thời điểm bạn quyết định đăng ký cho một tên miền mới, nhà đăng ký của bạn sẽ áp dụng một khóa tên miền tự động. Một khóa tên miền là một lựa chọn an toàn nhằm bảo vệ tên miền mà sẽ từ chối các chuyển đổi không được phép cho tên miền của bạn đến các nhà đăng ký khác, nhưng bạn có thể muốn vô hiệu hóa nó một cách tạm thời để cho phép một chuyển đổi hoặc để kích hoạt những lựa chọn khác. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy chú ý đến vai trò quan trọng của lựa chọn này và nhớ rằng phải kích hoạt nó lại sau khi bạn đã hoàn thành, bởi vì đây là một hệ thống an toàn để ngăn chặn các domainers gian lận khỏi việc trộm tên miền của bạn.

3. Kích hoạt bảo vệ WHOIS

Các nhà đăng ký như Name.com và Namecheap.com cung cấp lựa chọn này một cách miễn phí cho năm đầu tiên. WHOIS Protection cho phép việc ẩn đi hoàn toàn các thông tin liên quan đến tên miền, bao gồm cả các thông tin tổng quát, email, liên lạc điện thoại và địa chỉ nhà của bạn, tất cả các chất vấn WHOIS được bảo vệ đều trả lại các thông tin chung về nhà đăng ký và không gì khác. Khi bảo vệ tên miền bạn cần phải kiểm tra tất cả các thông tin về trang web. Để kiểm tra các thông tin WHOIS của mình, bạn có thể tận dụng các dịch vụ như whois, domaintools.com hoặc who.is, hoặc nếu bạn sử dụng một UNIX-based OS, đơn giản hãy gõ vào phần cuối của bạn.

4. Tên miền của bạn không phải để bán

Hãy khẳng định điều đó với một banner trên trang chủ hoặc trong cam kết sử dụng dịch vụ của bạn, trong đó bạn có thể nói rằng mọi yêu cầu mua miền của bạn sẽ được tự động bỏ qua. Nếu nhà đăng ký cho phép thêm một “Tên tổ chức” hoặc cho phép thêm các trường vào tên miền, hãy sử dụng một thông báo như kiểu “Domain not for sale”.

5. Bỏ qua hoặc báo cáo các tin nhắn công kích

Bạn có thể nhận một số lời khiêu khích, đe dọa hay năn nỉ từ những kẻ đầu cơ domain. Giải quyết việc này hết sức đơn giản. Block hết. Tất nhiên là nếu bạn sử dụng Whois protection thì bọn này cũng chả biết email bạn là gì để mà nài nỉ. Quan trọng hơn hết là nếu trong email bọn này gửi có bất cứ file hay đường link nào thì tuyệt đối không được ấn vào vì hiện nay có rất nhiều thể loại virus có thể giúp chúng chiếm quyền điều khiển máy của bạn.

6. Đừng thỏa hiệp với các yêu cầu

Các domainers gian xảo rất khôn khéo: họ sẽ cố để thao túng bạn, làm mất đi sự tự tin, an toàn của bạn, như vậy họ có thể cuối cùng có được tên miền mà không có sự tán thành của bạn. Đừng bỏ cuộc! Tên miền của bạn là của bạn có lý do của nó, bạn đã làm việc chăm chỉ để phát triển danh tiếng và giá trị của nó trong mắt của các công cụ tìm kiếm. Đừng để các domainers lười biếng lợi dụng thành quả của mình. Trừ khi bạn có quan tâm đến việc bán lại miền của mình, nếu không thì hãy tránh rơi vào bẫy của các domainers quấy nhiễu. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết của chúng tôi về những cách tiện dụng để bảo vệ trang wordpress của bạn.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments