7 Thuật Ngữ WordPress thông dụng bạn cần biết trước khi bắt đầu một Blog
17 Nov, 2021 admin
WordPress là nền tảng blog phổ biến nhất thế giới. Có tới 27% các website trên toàn cầu sử dụng nền tảng này bởi độ tin cậy và dễ sử dụng cao đã được hàng triệu người dùng chấp nhận. Tuy nhiên, có rất nhiều người dùng lại không quen thuộc với các thuật ngữ WordPress và ý nghĩa của chúng. Tại sao lại như vậy? Lý do là vì không phải tất cả ai sử dụng WordPress đều là chuyên gia về lĩnh vực công nghệ cả, họ có thể là một nhiếp ảnh gia, một đầu bếp hay một học sinh, sử dụng WordPress để chia sẻ cuộc sống hằng ngày của mình.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress nhưng lại không thông thạo các thuật ngữ cũng giống như bạn lái một chiếc xe hơi mà lại không hiểu rõ cấu tạo chiếc xe. Việc hiểu rõ các thuật ngữ này rất quan trọng và cần thiết ngay cả khi bạn chưa sử dụng WordPress thì việc này vẫn rất hữu ích. Các thuật ngữ như backend/frontend, FTP được sử dụng rộng rãi khi bạn làm các việc liên quan đến thiết kế hoặc phát triển
1. Backend
Backend là phần giao diện WordPress mà người dùng sẽ không bao giờ tiếp cận được, chỉ có admin mới có quyền truy cập vào phần này, hay còn được gọi là dashboards. Bạn có thể giao quyền truy cập cho biên tập viên hay tác giả. URL mặc định để truy cập có định dạng là www.tenmien.com/wp-admin. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thay đổi đường link này. Giao diện WordPress dashboard có dạng như sau:
Tại đây, có mọi thứ như post, page, themes, kích hoạt hay hủy kích hoạt plugin tùy ý. WordPress dashboard tiện lợi ở chỗ giúp đơn giản hóa mọi thao tác, do đó người dùng rất dễ sử dụng. Vì mọi thứ đã được giải thích cụ thể kèm hình ảnh, người dùng sẽ không cần phải biết code, đó là lí do vì sao WordPress ngày càng trở nên phổ biến.
Frontend là phần mà người dùng website sẽ thấy, chẳng hạn như nội dung của bài viết này đây.
Frontend bao gồm blog layout, thiết kế, màu sắc, thanh navigate và thanh sidebar, các quảng cáo. WordPress theme khác nhau sẽ có frontend khác nhau.
Có một vài plugin cho phép thay đổi giao diện frontend của WodPress. Chẳng hạn plugin Page Builder rất phổ biến và dễ sử dụng với tính năng kéo thả. Nhờ những plugin này mà ngày nay ai cũng có thể sử dụng WordPress.
2. FTP
FTP là viết tắt của File Transfer Protocol, nhờ giao diện thân thiện của các công ty webhosting mà ngày nay chúng ta không phải làm nhiều thao tác với FTP, tuy nhiên hiểu biết về FTP vẫn là cần thiết. FTP cho phép 2 máy tính hoặc server khác nhau trao đổi file một cách độc lập. Ví dụ khi bạn thêm một tấm ảnh vào blog của mình, nó sẽ được up lên web server của bạn. WordPress theme và plugin cũng được thêm vào hệ thống web-server. Sử dụng FTP client giúp cho người dùng truye cập vào các file của mình.
FTP rất quan trọng khi bạn đang troubleshoot lỗi có liên quan đến việc upload các file có dung lượng lớn hoặc backup website WordPress của mình. Đây là danh sách các FTP clients:
- cURL (Free)
- FireFTP (Free)
- CrossFTP (Free)
- SmartFTP
- Cute FTP
- Cyberduck
Với FTP, giúp dễ dàng di chuyển file từ máy tính sang server ebsite mà không cần thông qua cPanel. FTP còn được dùng để transfer backup file từ server vào máy tính. Một khi bạn đã setup máy tính, rất dễ dàng đăng nhập và thao tác các hostname, username, tên đăng nhập và mật khẩu.
Giao diện người dùng rất đơn giản và dễ hiểu khi mọi thứ đã được thay đổi để trở nên trực quan hơn rất nhiều. Bạn có thể tạo một tài khoản FTP trong cPanel, tại đây bạn phải chọn password để dùng cho mỗi sites.
3. My SQL
MySQL là một Open Source Database Management System(DMS), do các nhà cung cấp mạng hoặc công ty hosting cung cấp như là một server database. WordPress blogs dựa vào database của
MySQL để lư trữ thông tin, và phổ biến nhất của ngành công nghiệp WordPress là khái niệm WordPress database.
Rất dễ dàng truy cập MySQL trong cPanel được cung cấp bởi công ty hosting. Việc truy cập MySQP(PHPmyAdmin) sẽ giúp bạn làm các điều sau:
- Tối ưu Database
- Tạo Backup database
- Tạo Bảng
Tuy nhiên, 99% trường hợp bạn không cần phải trực tiếp làm việc với MySQL database. Thay vào đó, có thể dùng plugin để hoàn thành công việc. Ví dụ như: tối ưu database , sử dụng plugin để nâng chất lượng WordPress và cách tự động hóa backup database WordPress.
Khi bạn cài đặt WordPress blog trên hosting như BlueHost, SiteGround, v.v. Dịch vụ này có tự động tạo blog cho bạn thì MySQL Database cũng được tự động tạo. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn nên tìm hiểu Hướng dẫn cài đặt WordPress trên bất kỳ hosting nào.
4. Permalinks
Permalinks là các địa chỉ hoặc URL vĩnh cửu của một bài viết, trang hay link download hoặc bất cứ thứ gì trong website của bạn. Permalink là URL trên thanh address mà bạn hay gửi cho bạn bè khi muốn share một thông tin hay bài viết nào đó. Chẳng hạn: www.dieuhau.com
Trong WordPress, có nhiều dạng cấu trúc permalinks như sau:
- http://example.com/?p=124 (mặc định)
- http://example.com/2017/03/04/post-name
- http://example.com/2017/post-name/
Bạn có thể quyết định xem format nào phù hợp với mình nhất. Có người thích thêm các phân loại vào link trong khi một số khác lại không thích như vậy, tất cả tùy do bạn quyết định sao cho có lợi cho SEO nhất. Nhớ đừng thêm các chi tiết trong link làm cản trở search engine bot nhé, sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng của website. Các bạn có thể xem thêm các bài viết làm thế nào để có cấu trúc tốt nhất cho SEO của permalink và cách thay đổi permalink không làm mất traffic.
5. WordPress plugins
Đây có lẽ là khái niệm quen thuộc nhất với mọi người. Plugins cho phép người dùng thêm các tính năng vào website của mình, wordpress.org là nơi có hàng ngàn plugins miễn phí hoặc thu phí để sử dụng cho mục đích của mình. Nếu bạn đã có 1 website và đã từng vọc ở phần backend, chắc chắn bạn biết plugin là gì.
Một số plugin giúp bạn cải thiện tốc độ blog, tăng độ an ninh, backup site, add form opt-in, thêm shortcodes, kinh doanh e-commerce, quản lý comment, v.v.
6. WordPress Widgets
Widgets là các thành phần thêm vào trực tiếp sidebar, header hay footer. Chúng có thể được thêm vào backend để cải thiện layout của blog, thêm diện tích hiển thị hoặc quản lý quảng cáo.
Một vài widget phổ biến bao gồm hiển thị post hay các bình luận, post, tương tác mạng xã hội hay các mẫu đơn opt-in. Widget giống như là “Gadget” trong nền tảng blogger/blogspot.
7. WordPres themes
Bên cạnh plugins, theme là khái niệm cực kì phổ biến với WordPress bởi vai trò to lớn của nó. Theme tạo ra layout, nền tảng để xây dựng thương hiệu của mỗi website. Hãy tưởng tượng vai trò của theme giống như là một bộ váy của website và rất hiếm khi thay đổi và còn hay được gọi là temeplate hay skin.
Đa số người dùng mới chọn dùng theme miễn phí, những người dùng nâng cao có thể chọn theme thu phí để sử dụng các tính năng cao cấp và chất lượng hơn với các premium plugin được cài sẵn.
Theme được update và thay đổi qua thời gian để giảm lỗi và nâng cao bảo mật cũng như trải nghiệm người dùng. Dưới đây là danh sách các premium theme để tìm hiểu qua:
- Genesis
- ThriveThemes
- MyThemeShop
- Elegant Themes
- Envato
- ThemeForest
- Themify
Tất cả theme trên bạn có thể tìm tại Xưởng WordPress
Người dùng blog có thể dùng các theme này bởi chúng được tối ưu để làm các blog đẹp và độc đáo hơn. Tham khảo qua 44 Theme WordPress miễn phí đẹp nhất năm 2017 đã được mình tổng hợp nhé.
Kết luận
Đây là 7 thuật ngữ WordPress được sử dụng rộng rãi mà bạn nên biết. Nếu bạn muốn tạo một blog WordPress, bạn buộc phải quen các từ ngữ này và công dụng của chúng. Nếu bạn thích bài viết này, hãy bấm like và share nhiệt tình nhé.
Ngoài ra Diều Hâu cũng xây dựng 1 danh sách các thuật ngữ WordPress giúp bạn dễ dàng tìm hiểu hơn tại đây.