8 Cách đơn giản nhất để tối ưu hóa tốc độ cho trang WordPress
17 Nov, 2021 admin
Tối ưu hóa là một thuật ngữ khá thông dụng trong cộng đồng WordPress. Khi mọi người dùng từ đó, họ đang cơ bản nói về quá trình thay đổi và cải thiện trang web để đạt được những mục đích cụ thể nào đó. Giờ đây có một số cách khác nhau mà bạn có thể tối ưu hóa trang WordPress của mình. Những cách chính đó là:
Ba mục đích trên được móc nối với nhau và sẽ có ảnh hưởng tới sự thành công chung của trang web. Do vậy, rất đáng để bạn tập trung vào từng cái một. Với mục đích của bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tập trung vào phần đầu tiên: tối ưu hóa tốc độ cho WordPress. Tôi sẽ cung cấp 8 cách tối ưu hóa tốc độ cũng như giới thiệu cho bạn sự đa dạng của các plugins miễn phí giúp tối ưu hóa tốc độ website. Hãy cùng bắt đầu!
1. WordPress Hosting
Nếu bạn đang tìm kiếm cách để tối ưu hóa tốc độ cho WordPress, nơi tốt nhất để bạn bắt đầu là từ hosting. Chúng tôi đã có bài viết về WordPress hosting một cách rất tổng quát.
Việc nâng cấp hay thay đổi hosting có thể có tác động lớn nhất tới tốc độ trang web của bạn. Trong một vài trường hợp, tôi đang nói về sự cải thiện từ 50 – 100% chỉ nhờ sự thay đổi này. Chính vì thế việc lựa chọn hosting phù hợp với website của bạn là vô cùng quan trọng.
Tôi biết rằng việc trả $5 mỗi tháng cho gói hosting có vẻ rất lí tưởng nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra rằng một trang web có tốc độ chậm, bị hạn chếkhi có một số lượng lớn người truy cập. Càng nhiều trang wordpress được triển khai trong cùng một máy chủ thì càng nhiều trang web cạnh tranh tài nguyên của máy. Và dĩ nhiên điều đó làm chậm website và đó cũng chính là lý do tại sao shared host ảnh hưởng đến SEO của trang web.
Hãy nghĩ về chính màn hình máy tính của bạn. Liệu mọi thứ có hoạt động nhanh nhạy và “mượt” khi bạn đang chạy một hoặc hai chương trình hay khi bạn có 30 chương trình đang mở. Rõ ràng là máy tính sẽ nhanh hơn khi có ít chương trình sử dụng tài nguyên máy tính. Mọi thứ hoạt động giống y như máy chủ của bạn vậy.
Rất đáng để đầu tư một gói hosting có thể hạn chế số lượng trang web trên cùng một máy chủ hoặc tốt hơn là sử dụng “Managed WordPress hosting” – những ưu điểm của Managed WordPress hosting sẽ được tối ưu hóa cho những yêu cầu đặc biệt của một trang WordPress.
2. Bộ nhớ đệm
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hiệu quả khác để tối ưu hóa tốc độ cho trang web của bạn thì hãy cân nhắc tới một bộ nhớ đệm.
Thay vì tải lại trang web mỗi lần truy cập – bao gồm cả CSS, JavaScript và PHP cho máy chủ của bạn thì một bộ nhớ đệm lưu trữ và hiển thị phiên bản HTML tĩnh của trang web là cách tối ưu nhất. Việc giảm tải số lượng yêu cầu lên máy chủ giúp trang web nhanh lên đáng kể.
Bạn nên sử dụng một vài caching plugin phổ biến như WP Super Cache, W3 Total Cache hoặc WP Rocket (trả phí)
Hầu hết các trang WordPress hiếm khi thay đổi giao diện wordpress, bởi vậy mà trang tĩnh hiển thị cho người dùng sẽ không làm giảm trải nghiệm của họ dù thế nào đi chăng nữa. Thực tế, nó cải thiện trải nghiệm của người dùng nhờ tốc độ nhanh hơn.
3. WordPress Theme
WordPress themes mà bạn chọn sẽ quyết định việc trang web của bạn trông như thế nào – không có gì mới mẻ ở đây.
Tuy nhiên, ít người nhận ra rằng chất lượng của theme có tác động rất lớn tới việc nó tải nhanh như thế nào. Những bộ code cồng kềnh đều sẽ thêm một vài giây vào tốc độ tải trang web.
Nói cách khác, một WordPress theme lí tưởng sẽ nhìn đẹp mắt và có tốc độ tải nhanh hơn so với nhưng theme khác.
Tuy nhiên việc tìm một trang web được mã hóa tốt là công việc khó hơn nhiều, đặc biệt là đối với những người mới làm quen với WordPress. Đó không phải là một chiến lược quá đơn giản nhưng sử dụng công cụ miễn phí Pingdom và PageSpeed Insight là một cách tốt để bắt đầu và đó cũng là một trong nhiề lý do tại sao chọn Theme WordPress miễn phí luôn không an toàn?
Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một website bàn hàng online hoặc về dịch vụ/sản phẩm, thì có thể sử dụng Theme Flatsome. Một theme đang rất HOT hiện nay
4. Tối ưu hoá tốc độ bằng cách sắp xếp lại cơ sở dữ liệu
Các file ở backend cho một trang web wordpress thường rất lộn xộn nếu bạn không chịu xắp xếp. Mỗi lần chỉnh sửa bài viết, bình luận spam hay trackback, pingback đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của bạn. Tất nhiên, hầu hết trong số đó đều hoàn toàn không cần thiết.
Khi một người cố gắng truy cập trang web thì trang họ muốn phải được tìm lại từ cơ sở dữ liệu. Nhưng không may rằng càng có sự tắc nghẽn thì quá trình tìm kiếm diễn ra lâu. Đồng thời trang web càng trở nên chậm lại. Bạn có thể không nhận ra rằng sự tắc nghẽn khi nó diễn ra.
Việc dọn dẹp cơ sở dữ liệu là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa tốc độ trang web của bạn. Để dọn dẹp lại cơ sở dữ liệu, hãy sử dụng WP-Optimize plugin.
Lưu ý: trước khi thực hiện quá trình này, bạn nên tạo một bản sao lưu Database của WordPress để đảm bảo website không gặp bất kỳ vấn đề nếu quá trính bị lỗi.
5. WordPress Plugins
Mỗi WordPress plugin được cài đặt và hoạt động trên trang web đang khiến trang của bạn thêm nặng. Thậm chí nếu nó không được dùng tới thì chỉ cần việc kích hoạt cũng sẽ tốn thêm thời gian tải.
Để tối ưu hóa website, hãy dọn sạch tất cả những plugin không cần thiết ngay lập tức. Nếu chúng không đem lại lợi ích gì, chúng nên biến mất.
Tuy nhiên, không chỉ số lượng các plugins có thể làm giảm tốc độ trang web. Cũng giống như theme, các plugins có thể chứa những đoạn code cồng kềnh và điều này làm thời gian chờ đợi lâu hơn.
Hãy cân nhắc việc bổ sung thêm plugin Plugin Performance Profiler (P3) cho trang web của bạn – việc này cho phép bạn phân tích chính xác thời gian tải mà mỗi plugin thêm vào. Điều này giúp bạn phát hiện ra những plugin nào đang gây ra sự chậm chạp và kiểm tra những plugin ở cùng cấp độ nhằm tìm ra cái nhanh nhất. Chỉ cần xoá plugin không hoạt động ngay sau khi nó không còn được sử dụng.
6. Hình ảnh
Hình ảnh là một bộ phận quan trọng trong sức hút của một trang web. Tôi rất đề cao việc tất cả các trang web sử dụng hình ảnh nhằm phá vỡ sự đơn điệu của tường văn bản. Có những cách đúng cũng như cách sai để thực hiện việc này và tối ưu hóa hình ảnh có thể tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Đầu tiên, kích cỡ của file hình ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc tốn bao nhiêu thời gian để tải – kích cỡ càng nhỏ thì cần tốn ít thời gian. Bằng cách sử dụng plugin như WP Smush it, bạn có thể nén hình ảnh để làm kích cớ file nhỏ hơn mà không làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng của file.
Bạn cũng có thể xem xét sử dụng lazy loading plugin như BJ Lazy Load – plugin cung cấp thêm những khay giữ tạm thời thay thế cho hình ảnh bên dưới “the fold”. Những khay giữ tạm thời này có kích cỡ rất nhỏ . Điều này giúp trang web của bạn tải nhanh hơn và toàn bộ hình ảnh chỉ được tải khi cần hoặc khi người dùng kéo xuống trang.
7. Công cụ nén ảnh
Cũng giống như cách WP Smush it nén hình ảnh, công cụ nén ảnh Gzip giúp cho kích cỡ trang web của bạn trở nên nhỏ hơn – cần ít thời gian để tải hơn thì trang của bạn sẽ hoạt động nhanh hơn.
Gzip có thể nén trang web của bạn xuống còn 1/3 kích cỡ ban đầu mà không hề ảnh hưởng tới chất lượng. Nhìn ở một góc độ khác, nó có thể nâng cấp tốc độ trang web của bạn lên tới 300% – con số mà tôi rất thích.
Điều đáng mừng là công cụ nén ảnh Gzip thực sự rất dễ để thực hiện với những bộ nhớ đệm như W3 Total Cache
8. Cache hỗ trợ cho Gzip.
Giảm thiểu việc sử dụng code của bên thứ ba tới mức tối đa
Một đặc tính khá thú vị của WordPress là khả năng lấy chức năng từ một trang rồi thêm vào trang của chính bạn – được biết đến như một đoạn code bên ngoài.
Có rất nhiều loại script bên ngoài mà một trang web có thể sử dụng. Những ví dụ phổ biến nhất là những trang thông tin xã hội, video nhúng trên Youtube, Google Analytics hay những quảng cáo không liên quan trực tiếp.
Vấn đề ở đây là chúng đòi hỏi có thêm những yêu cầu cho máy chủ bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát. Nếu những script không được truyển tải một cách hiệu quả thì chúng có thể đem lại một vài vấn đề nghiêm trọng.
Điều đó đẩy bạn vào tình huống khá éo le: những thành phần bên ngoài như một video nhúng có thể đem lại giá trị cho một trang web nhưng đồng thời cũng ngốn thêm thời gian. Bí quyết của tôi à? Đừng ngưng sử dụng hoàn toàn mà hãy dùng chúng ở mức độ vừa phải.
Kết luận
Sở hữu một trang web có tốc độ tải nhanh không đơn giản chỉ là tuyệt vời mà đó là điều cần thiết. Những người lướt web sẽ không sẵn sàng ngồi đợi đâu khi mà có vô vàn các trang web khác. Nếu trang web của bạn ngốn thêm một vài giây để tải thì một lượng lớn người truy cập của bạn sẽ bị “đuổi đi” trước khi họ nhìn thấy nội dung trên trang web. Đây quả là một ý nghĩ đáng sợ đúng không?
Có tin vui nào không? Có rất nhiều loại plugin giúp tăng tốc độ web của bạn, bao gồm những cách đề cập đến trong bài viết này. Chúng chỉ tốn vài giây và gần như không yêu cầu sự chuyên môn đồng thời sẽ mất vài giây quý giá thời gian tải trang web của bạn.
Điều này có thể có tác động rất lớn tới trải nghiệm người dùng trang web của bạn hay tỉ lệ chuyển đổi. Tốc độ trang web cũng là một yếu tố được xem xét bởi thuật toán của Google, bởi vậy một trang web với tốc độ tải nhanh có thể đem bạn tới SERPs.
Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn phần nào trong việc cải thiện tốc độ của website mà bạn đang sở hữu. Bạn có thể muốn xem thêm bài viết 10 lý do bạn không nên tự host video của chính mình