Cấu trúc Silo là gì? Sức mạnh của Silo trong SEO
10 Nov, 2021 admin
Tổ chức nội dung trên website làm sao cho hợp lý, tiện ích nhưng cũng không kém phần độc đáo, thu hút người tìm kiếm hiện đang là một thách thức cho các SEOer. Tuy nhiên, cấu trúc Silo là gì ra đời, mang đến nhiều tiện ích và góp phần quan trọng trong quá trình làm SEO. Vậy bạn đã bao giờ nghe qua khái niệm về cấu trúc Silo chưa? Và tại sao không thể phủ nhận sức mạnh của Silo trong SEO? Hãy cũng VIETCNTT giải nghĩa tất tần tật về từ khóa này nhé!
Cấu trúc Silo là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về cấu trúc Silo là gì thì mình sẽ đi tìm hiểu Silo là gì? Silo là một hiệu ứng có chức năng bóc tách các nội dung trên website thành những chủ đề nổi bật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Từ đó người dùng có thể tìm được những nội dung thông tin liên quan đến nhau một cách dễ dàng và nắm bắt được toàn bộ thông tin nội dung
Cấu trúc silo là một hình thức cấu trúc chuyên sâu của website giúp tổ chức nội dung một cách hợp lý. Các nội dung trên website được chia thành các thư mục riêng biệt. Các thư mục sẽ chứa các bài viết với nội dung liên quan đến nhau và bổ trợ cho nhau. Hay nói dễ hiểu hơn, cấu trúc Silo trên trang web là một cách nhóm các trang web lại với nhau dựa trên chủ đề.
Phân loại cấu trúc Silo trong SEO
Có hai cách triển khai cấu trúc silo là gì trong SEO: Silo vật lý thông qua thư mục và silo ảo thông qua liên kết.
Silo vật lý
Silo vật lý là hình thức xây dựng cấu trúc website thông qua việc thiết lập các thư mục URL được xem như một tủ phân loại data để sắp xếp các trang có liên quan với nhau. Địa chỉ URL còn có thể cho người dùng lẫn Google bot biết trang đó viết về chủ đề gì:
Ví dụ:
Homepage: https://citgroup.vn/marketing.html
Silo page: https://citgroup.vn/digital-marketing-la-gi.html
Sub-silopage: https://citgroup.vn/sms-marketing-la-gi.html
…..
Silo ảo
Silo ảo là hình thức sử dụng cấu trúc internal link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách rời những bài không liên quan ra và tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng Silo.
Nếu Silo vật lý yêu cầu các trang có cùng chủ đề phải được xếp vào cùng một thư mục thì Silo ảo được hình thành bởi các hypertext link giữa các trang cùng chủ đề.
Trên thực tế, nếu không có Silo vật lý thì liên kết các trang liên quan thông qua text link (Silo ảo) vẫn tăng được thứ hạng SEO. Có thể nói Silo ảo có sức mạnh cực kì to lớn nhờ spider của công cụ tìm kiếm đi theo các liên kết này để crawl nội dung của website.
Bằng cách liên kết các trang có nội dung liên quan, bạn có thể tạo sự thống nhất về nội dung cho toàn website. Bạn nên xây dựng liên kết theo hệ thống phân tầng với top landing page và các trang con.
Tại sao nên sử dụng cấu trúc Silo trong SEO?
- SEO: Đây là một trong những lợi ích lớn nhất mà cấu trúc Silo mang lại cho SEO. Silo giúp Google hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải. Mặt khác, Silo còn hỗ trợ các công cụ tìm kiếm đánh giá được mức độ liên quan của từ khóa (hoặc mức độ quan trọng) dựa trên nội dung của trang cũng như mức độ liên quan của toàn bộ trang web.
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Một website có cấu trúc thông tin logic sẽ giúp khách hàng truy cập điều hướng website dễ dàng. Bên cạnh đó, khi người dùng truy cập vào website của bạn và đang tìm kiếm thông tin chuyên sâu về chủ đề cụ thể nào đó có thể dễ dàng điều hướng đến các trang có nội dung liên quan.
- Link Juice Passing: Phân phối liên kết đến các trang có liên quan nhiều hơn trên website là yếu tố để tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. Cấu trúc SILO giúp lan truyền link juice giữa các trang thông qua các liên kết nội bộ.
Quy trình xây dựng cấu trúc Silo cho Website
Xác định chủ đề của Website.
Để xác định được chủ đề của Website, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:
- Các chủ đề nào liên quan đến trang web của bạn?
- Chủ đề mà Website của bạn đang muốn cạnh tranh là gì?
- Làm cách nào để triển khai các chủ đề của Website một cách cụ thể?
- Người dùng tìm đến nội dung của bạn bằng cách nào? Hãy kết hợp bước này với quá trình nghiên cứu từ khóa.
Chọn chiến lược Silo tối ưu nhất
Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng xem triển khai chiến lược Silo nào là phù hợp với mục đích trang web của bạn. Có thể triển khai chiến lược Silo vật lý thông qua cấu trúc thư mục của website được hay không? Hoặc chỉ áp dụng được mô hình Silo ảo.
Kiểm tra Link Building
Rà soát cấu trúc liên kết hiện tại của Website (bắt đầu bằng menu chính). Chèn liên kết nội bộ (internal link) giữa các trang để củng cố chủ đề cho từng trang. Để làm được điều này, bạn nên theo dõi hành vi của người dùng khi họ tìm kiếm nội dung của bạn.
Hãy nhớ rằng bạn cần ít nhất 4 – 5 trang con để tạo được 1 chủ đề Silo.
Đăng tải bài viết
Đến bước này, bạn đã có được chủ đề cho mình rồi. Nhiệm vụ của bạn lúc này là đăng tải các bài viết chất lượng, có chứa từ khóa mục tiêu và từ khóa liên quan vào Silo tương ứng.
Cấu trúc Silo và liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ là một phần quan trọng của việc tạo ra các Silo nội dung. Nói cách khác, để cấu trúc Silo là gì mang lại hiệu quả tối đa, bạn phải biết cách phối hợp cẩn thận với các liên kết nội bộ của mình .
Trên thực tế, nếu thực hiện các liên kết nội bộ một cách ngẫu nhiên thì không tạo ra được các Silo nội dung được xác định rõ ràng. Không những thế, loại liên kết nội bộ này sẽ làm loãng bất kỳ cấu trúc silo nội dung nào mà bạn đã tạo.
Quy tắc bất di bất dịch với liên kết nội bộ cho Silo là không bao giờ cho liên kết bên ngoài Silo. Ngoại lệ duy nhất cho điều này là liên kết theo chiều dọc, khi bạn liên kết đến trang danh mục cấp cao hơn hoặc trang chủ:
a) Liên kết theo chiều dọc từ bài đăng trên blog đến trang danh mục và ngược lại
b) Liên kết theo chiều ngang giữa các bài đăng trên blog trong một Silo
Tổng Kết: Trên đây là tổng hợp những kiến thức về cấu trúc Silo là gì và lợi ích của Silo trong SEO mà chắc hẳn các bạn SEOer ai cũng quan tâm. Hy vọng rằng hững kiến thức này sẽ mang lại cho bạn nguồn kiến thức bổ ích. Nếu bạn cảm thấy bài viết này hữu ích thì hãy share để tôi có động lực tổng hợp thêm nhiều kiến thức mới nhé!
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu SEO web, hãy liên hệ chúng tôi, VIETCNTT – Công ty SEO web chuyên nghiệp , uy tín.