Framework là gì ? Ưu nhược điểm của WordPress Theme Framework

17 Nov, 2021 admin

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một khái niệm gọi là Framework. Vậy Framework là gì ?

Và WordPress Theme Framework là cái gì?

Nó có tác dụng và ích lợi gì cho một WordPress Developer không?

Và chúng ta có nên dùng theme framework không?

Hãy cùng Diều Hâu tìm hiểu nhé.

Framework-la-gi

Framework là gì ?

Có hàng nghìn câu trả lời cho câu hỏi này.

Nhưng nhìn chung framework có thể được hiểu là một cấu trúc thực tế, hoặc khái niệm nhằm hỗ trợ hoặc hướng dẫn để mở rộng một cấu trúc thành một cái gì đó hữu ích hơn.

Trong hệ thống máy tính, framework là một cấu trúc phân lớp, cho biết loại chương trình nào có thể hoặc nên được xây dựng, và chúng có liên quan như thế nào với nhau.

Một số framework là các chương trình, chỉ định giao diện lập trình, hoặc cung cấp các công cụ lập trình để sử dụng với framework.

Một framework có thể là một tập hợp các chức năng trong một hệ thống, và cách chúng liên hệ với nhau, các lớp của một hệ điều hành, một ứng dụng con, hay làm thế nào mà một mạng lưới có thể giao tiếp theo một chuẩn hóa nhất định.

Và từ đó framework sẽ trở nên hoàn thiện hơn và có ích hơn.

Nghe khá nhức não phải không, để hiểu rõ hơn hãy xem bức hình này :

vi-du-ve-framework

Tóm lại Framework là các khung hay cấu trúc được định sẵn, giúp bạn mở rộng hoặc xử lý các vấn đề đơn giản hơn bằng thêm các đoạn hay cấu trúc riêng biệt vào framework đó.

WordPress Theme Framework là gì ?

Dựa vào các khái niệm ở trên.

Chắc bạn đã mường tượng ra WordPress theme framework là gì rồi đúng không?

Thuật ngữ WordPress theme framework thường đề cập đến một thư viện code, được sử dụng để tạo thuận lợi cho sự phát triển của một theme.

Trước đây, WordPress gặp phải một vấn đề, là làm thế nào để các theme được phát triển và duy trì.

Không có cách nào tốt để nâng cấp theme WordPress, mà không bị mất các custom đã thực hiện trên theme.

Không có cách nào để ngăn chặn việc sao chép và dán cùng một function code trong tất cả các theme.

Đôi khi 2 vấn đề này không có gì to tát với người dùng bình thường.

Nhưng chúng có thể trở thành thảm họa, vì một vài lý do sau:

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhận ra rằng đoạn code, mà bạn đã sử dụng trong tất cả các theme có vấn đề về bảo mật ?
  • Thậm chí quan trọng hơn, điều gì sẽ xảy ra nếu theme này được publish cho người khác để tải về và tùy chỉnh.

Vâng, đó có thể là một nguy cơ rất to lớn có thể xảy ra.

Vì vậy đội ngũ kỹ thuật của WordPress, và cộng đồng đã quyết định để sửa chữa các vấn đề nêu trên bằng cách giới thiệu các khái niệm về Parent Theme and Child Theme.

wordpress child theme trong wordpress theme framework

Trọn Bộ Genesis Framework và Child Theme

WordPress theme frameworks được dự định sử dụng như một theme mẫu mà tất cả các chức năng ở trong đó.

Sau đó các nhà phát triển có thể tạo ra một theme con, để có thể tùy chỉnh mà không ảnh hưởng đến cấu trúc ban đầu của framework.

Điều nay cho phép quản lý dễ dàng, nơi mà tất cả chức năng mới được tập trung lại một chỗ.

Nếu như đội ngũ phát triển quyết định thay đổi chức năng nào đó trong WordPress.

Hoặc tìm được bất kỳ lỗi nào trong theme framework, thì công việc của họ vô cùng đơn giản là thay đổi đoạn code đó.

Mà không ảnh hưởng tới những chức năng của child theme.

Phương pháp này giúp cho “framework” của website hoàn toàn ổn định.

Có các loại WordPress Theme Framework nào?

Chỉ có một là framework miễn phí và số còn lại phải trả tiền…

Nghe có vẻ buồn cười nhưng đúng như vậy.

Có những framework là hoàn toàn dạng kéo thả như Headway Theme

Nếu bạn đã quen với page builder thì nó khá giống vậy, bạn chỉ cần kéo và thả mà không cần code.

Còn có các framework là pseduo-drag drop như Pagelines và DIYtheme.

Những framework này cho phép người dùng kéo và thả phần pre-define (tương tự như cách các WordPress widget làm việc).

Rõ ràng là bất cứ ai cũng đều có thể định nghĩa các phần tùy chỉnh bằng cách sử dụng hook và filter có sẵn được cung cấp bởi các framework.

Framework theme có đầy đủ các tùy chọn. Themify và hầu hết những loại khác đều sử dụng thể loại này.

Cuối cùng, có những WordPress theme framework được xây dựng cho các nhà phát triển để có được một khởi đầu dễ dàng hơn như Genesis của StudioPress.

Tại sao người ta sử dụng WordPress Theme Frameworks?

Lý do chính là để tăng tốc độ lập trình theme.

Theme framework làm giảm đáng kể thời gian phát triển môt giao diện.

Thời gian phát triển được cải thiện bởi vì tất cả các theme framework cung cấp rất nhiều chức năng và tùy biến cho các lựa chọn.

Vì vậy người dùng không phải tự code mọi thứ. Rất nhiều tính năng bao gồm: chức năng drag-drop, slider, SEO widget…

Thay vì phải tạo ra một theme từ đầu và thay đổi tất cả các file.

Tạo child theme rất đơn đơn giản ( tạo ra một file style.css mới và tùy chỉnh một vài chức năng bằng cách sử dụng file functions.php).


Ưu và nhược điểm của Theme Framework là gì?

Giống như với hầu hết mọi mặt của cuộc sống

Khi sử dụng theme framework đều có những ưu và nhược điểm.

Chúng ta hãy phân tích cả hai khía cạnh này.

ưu nhược điểm của wordpress theme framework

Ưu điểm

  • Cộng đồng – theme framework phổ biến nhất có một cộng đồng rất lớn sau nó. Giúp bạn có được hỗ trợ dễ dàng hơn từ mọi người.
  • Dễ dàng phát triển – Như mình đã đề cập trước đó sử dụng theme framework có thể làm giảm thời giản phát triển theme và dễ dàng hơn trong dài hạn.
  • Tích hợp chức năng – Theme framework đi kèm với built-in widget và các chức năng bổ sung.
  • Được code rất tốt – theme framework thường được xét duyệt, vì vậy yên tâm là nó tuân theo các quy chuẩn tốt nhất.
  • Nâng cấp – Khả năng nâng cấp mà không bị mất bất kỳ chức năng của các theme con là một điểm cộng lớn.

Nhược điểm

  • Thời gian nghiên cứu – Hầu hết các framework có hook và các bộ filter riêng của họ. Để tận dụng toàn bộ sức mạnh, bạn phải làm quen của các biệt ngữ cụ thể framework. Vì vậy, các child theme đầu tiên mà bạn làm sẽ tốn nhiều thời gian hơn vì bạn phải tốn thời gian để học hỏi.
  • Code không cần thiết – Framework đi kèm với rất nhiều các chức năng có sẵn, mà đôi khi bạn không sử dụng. Đây không phải là một vấn đề lớn bởi vì nó không trực tiếp ảnh hưởng đến bạn.
  • Giới hạn của Framework – Framework cũng có giới hạn của nó. Đôi khi để có thể tùy chỉnh tối đa nhất, bạn có thể phải ghi đè lên các file gốc hoặc gửi một bản vá để được đưa vào bản cập nhật trong tương lai
  • Giá – Hầu hết các chúng không miễn phí. Có thể thanh toán một lần hoặc một khoản phí hàng năm để nhận được cập nhật và hỗ trợ.

Bạn có nên sử dụng một Theme Framework?

Mặc dù phải tốn thời gian nghiên cứu, và tốn thêm một chút cho phí, theo ý kiến của mình.

Bạn nên sử dụng một theme framework.

Chúng giúp giảm rất nhiều thời gian phát triển theme. Nó cho phép giao diện được tạo sẽ theo một chuẩn đã được nghiên cứu và công nhận.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn có được sự hỗ trợ lớn từ nhóm phát triển cũng như những người khác – một phần của cộng đồng.


Lựa chọn Theme Framework nào tốt nhất

genesis-framework

Trọn Bộ Genesis Framework và Child Theme

Có cả tấn WordPress theme frameworks ở ngoài kia.

Nhưng mình khuyên bạn nên sử dụng Genesis framework của StudioPress.

Vì sao ư ?

Nó là một theme framework nổi tiếng là: Nhanh, Nhẹ, Chuẩn SEO.

Nó là môt lựa chọn tuyệt vời để phát triển. Không cồng kềnh như những framework khác với nhiều lựa chọn.

Bạn nhận được chỉ là những gì bạn cần. Nó tương tác tốt với hầu hết các plugin khác.

Và dĩ nhiên bạn sẽ phải biết về lập trình để tạo một child theme.

Còn nếu không, cũng không cần lo lắng.

Vì StudioPress cũng cung cấp cả rất nhiều giao diện có sẵn dựa trên Genesis framework.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu framwork là gì ?, và có nên dùng WordPress theme framework không?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hổi gì hãy comment ở dưới nhé !

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments