SSL là gì? Tại sao website của bạn lại cần nó?
17 Nov, 2021 admin
Trong bài viết này mình sẽ giải thích ngắn gọn, dễ hiểu SSL là gì?
Và tầm quan trọng của SSL trong thời buổi bây giờ.
Hiện nay SSL đã là một thứ bắt buộc phải có trên mọi website.
Tại sao lại vậy?
Lướt xuống dưới bạn sẽ tìm thấy câu trả lời.
SSL là gì?
SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer. Có nhiệm vụ bảo vệ dữ liệu nhạy cảm giữa máy chủ và trình duyệt của khách hàng. Nói cách đơn giản, thông tin được truyền giữa bạn và một trang web được mã hóa và giữ an toàn.
Tại sao website bắt buộc phải có SSL?
Như tôi đã nói ở trên SSL bây giờ đã một yếu tố bắt buộc phải có.
Vì sao?
Với sự phát triển thần tốc của công nghệ ngày nay.
Bạn có thể ngồi nhà order một chiếc ô tô, thuê 1 căn hộ, đặt vé may bay..v…
Với xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng cao.
Và hệ lụy là vấn đề bảo mật thông tin cho người dùng, khách hàng.
Rất nhiều người đã bị lừa đảo bằng cách tấn công phishing.
Google muốn làm điều gì đó để người dùng an tâm và an toàn hơn.
Và Google đã thông báo rằng sẽ gắn cờ tất cả các website không có SSL từ cuối năm 2017.
Lợi ích khi sử dụng SSL
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy website có SSL sẽ có biểu tượng [mks_icon icon=”fa-lock” color=”green” type=”fa”] hoặc https ngay cạnh tên miền
Nhắc đến lợi ích từ SSL thì chắc chắn bạn xem xét nghiêm túc về chứng chỉ này.
1. Bảo vệ bạn trước hacker
HTTP là một giao thức gửi thông tin trước thiết bị của bạn và website đang truy cập.
Còn HTTPS là phiên bản an toàn hơn, nó sẽ mã hóa và xáo trộn mọi dữ liệu khiến hầu như hacker không thể đọc được.
Nó giúp bạn bảo mật được thông tin như: Mật khẩu, thẻ visa, tín dụng…
Đồng thời nó giúp bạn tránh bị MITM attacks (tấn công trung gian). Hacker chặn thông tin giữa 2 khách hàng.
2. Tạo được sự tin tưởng của người dùng
Sự tin tưởng không thể tạo ngay khi vừa mới gặp.
Nhưng với SSL nó giúp cho user an tâm hơn khi truy cập vào website.
Đặc biệt đối một trang thương mai điện tử hoặc bán hàng online như TheDevKit.
3. Chrome chỉ hiển thị website https
Hãy nhớ rằng Chrome chính là trình duyệt được sử dụng nhiều nhất.
Bạn sẽ không muốn website bị Chrome đánh dấu là không an toàn.
Năm 2018, Google đã xem HTTPS là mô hình chuẩn cho các trang web.
Và chỉ hiển thị các trang web không bảo mật một cách miễn cưỡng, tức là sau khi cảnh báo người dùng, nó không an toàn.
4. Cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm
Chrome không thích những site thiếu SSL, và Google Search cũng thế.
Hãy lướt quá top các từ khóa từu 1-3 mà xem, giờ cả trang 1 đều có
Họ đều có HTTPS hay SSL, độc giả tin tưởng bạn và “Google Like It”
5. Cải thiện tốc độ website
Lại thêm một yếu tố quan trọng với một website.
Đó là tốc độ website, nó là một trong những yếu tố đánh giá xếp hạng website.
Giao thức mới HTTPS thực sự nhanh hơn HTTP.
Hiện nay đã có mọt giao thức mới tên là HTTP/2 và nó còn nhanh hơn cà HTTPS thường.
6. Không quá đắt để sử dụng
Hiện nay đã có rất nhiều website cung cấp SSL miễn phí.
Ngoài ra thì mức giá SSL cũng tương đối phải chăng.
Nổi tiếng với Let’s Encrypt bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí SSL.
Những thứ bạn cần cân nhắc trước khi mua chứng chỉ SSL
Dedicated SSL và Shared SSL
- Dedicated SSL thuộc toàn quyền sở hữu của 1 người dùng ( và họ sẽ trả phí)
- Shared SSL thường miễn phí, không khuyến khích cho các trang web thương mại điện tử.
Một sự khác biệt chính giữa dedicated SSL và shared SSL là các dịch vụ hỗ trợ. Shared SSL không có hỗ trợ nhưng dedicated SSL lại có.
(Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm trên Google, hoặc hệ thống hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp hosting, có thể giúp bạn với bất kỳ vấn đề nào bạn có.)
Mức độ mã hóa
Có nhiều cấp độ khác nhau của việc mã hóa. Để chấp nhận những thẻ tín dụng / ghi nợ, bạn cần phải có một chứng chỉ SSL với một mức tối thiểu là 128-BIT.
Thương hiệu
Khi bạn tìm kiếm các lựa chọn để mua một chứng chỉ SSL, bạn sẽ thấy rằng một loạt các công ty đang bán những chứng chỉ SSL.
Điều này có thể gây bối rối.
Bạn có thể mua một SSL từ bất cứ nơi nào, nhưng nên xem xét sử dụng một thương hiệu uy tín.
Khi bạn đang bán các mặt hàng đắt tiền như xe hơi, đồ trang sức…
Hoặc bất cứ thứ gì mà yếu tố niềm tin đóng một vai trò quan trọng trong một quyết định mua hàng.
Đối với các trang web thương mại điện tử cao cấp, bạn có thể mua một SSL từ các công ty như Verisign, GeoTrust, hoặc Comodo.
Bạn có cần một địa chỉ IP chuyên dụng?
Điều quan trọng là phải có một địa chỉ IP chuyên dụng khi sử dụng một chứng chỉ SSL.
Bằng cách này, chứng chỉ SSL sẽ được liên kết với địa chỉ IP của bạn.
Tuy nhiên, một địa chỉ IP chuyên dụng không còn là một điều kiện tiên quyết để cài đặt một chứng chỉ SSL nữa.
Ở Shared hosting, nhiều công ty đang sử dụng Server Name Indication (SNI) để cung cấp các chứng chỉ SSL trên những địa chỉ Shared IP. SNI chỉ ra những host-name mà khách hàng đang cố gắng để kết nối đến và nó cho phép các server để trình bày nhiều chứng chỉ trên cùng một IP và post number.
Nói ngắn gọn, bạn có thể sử dụng một chứng chỉ SSL trên shared hosting.
Nhưng khi sử dụng một địa chỉ Shared IP bạn sẽ phải đánh đổi:
- Lỗi chứng chỉ không phù hợp – xảy ra khá phổ biến.
- SNI là không tương thích với nhiều phiên bản trình duyệt cũ.
Ví dụ: Safari trên Windows XP, bất kỳ phiên bản của Internet Explorer (6,7,8,9), các trình duyệt Blackberry.
Tôi đề nghị bạn bắt đầu sử dụng một địa chỉ IP chuyên dụng. Thông thường chi phí vào khoảng $ 3 / tháng, hoặc bạn có thể nhận được một địa chỉ miễn phí với các gói shared hosting cao cấp.
Bạn có thể trả phí cho SSL tháng một lần không?
Bạn không thể.
Thời hạn tối thiểu để mua một chứng chỉ SSL là 1 năm.
Để cho lựa chọn, bạn có thể chọn mua nó cho 2-3 năm trong một lần.
Như vậy mức giá sẽ ưu đãi hơn rất nhiều. Tuy nhiên chúng tôi liên tục cập nhật những khuyến mại, giảm giá cho tên miền và hosting, SSL.
Tôi hy vọng bài viết này làm rõ SSL là gì? Và làm thế nào để chọn SSL phù hợp với bạn.
Trong hướng dẫn tiếp theo, bạn sẽ được hướng dẫn cách thêm SSL và HTTPS vào trong WordPress
Tìm hiểu thêm: