Localhost là gì? Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Localhost
17 Th11, 2021 admin
Bạn đang học cách sử dụng WordPress, nhưng chưa biết cài đặt ra sao?
Hay không có môi trường để thực hành?
Đơn giản là bạn chỉ cần cài đặt localhost trên chính máy tính của mình là được.
Vậy localhost là gì? và làm thế nào để cài đặt localhost ?
Trong bài viết này Diều Hâu sẽ hướng dẫn tất cả.
Localhost là gì?
Trên mạng máy tính, localhost là hostname hiểu nôm na dễ hiểu nhất nó là tên của “máy tính đó” .
Nó được sử dụng để truy cập các dịch vụ mạng đang chạy trên máy tính thông cổng mạng loopback. Sử dụng giao diện loopback và không cần bất cứ cổng vật lý nào.
Localhost thường dùng để cài đặt và thử nghiệm các website trên đó (thường dành cho website designer, hoặc developer).
Thao tác và xử lý dữ liệu trên localhost cũng nhanh và tiện hơn, và cũng đỡ lo hosting gặp vấn đề.
Cách thức localhost hoạt động
Với việc cài đặt nhiều ứng dụng hỗ trợ khác nhau, giúp bạn tạo ra một môi trường giống như hosting có thể chạy source code của WordPress trên máy tính của bạn.
Giống như Hosting, bạn cần những ứng dụng và phần mềm sau:
- Web server, Apache
- PHP
- MySQL
- PHPMyAdmin
Sau khi cặt đặt được localhost, và khởi động Apache rồi thì bạn có thể truy cập vào địa chỉ http://127.0.0.0 hoặc http://localhost.
Có một lưu ý nữa là bạn phải kích hoạt các ứng dụng đi kèm khi chạy localhost ( mở bảng điều khiển Cpanel)
Ý nghĩa của Localhost
Hãy cứ tưởng tượng bạn chỉ muốn test xem website hiển thị như nào trên browser.
Nhưng lại phải cài cắm server, chỉ để test một vài thứ đơn giản.
Quá mất thời gian.
Các nhà lập trình viên luôn cần phải kiểm tra xem phần mềm, hay ứng dụng cửa mình chạy ra sao.
Mà không cần truy cập internet mỗi lần test đó.
Đó là lúc localhost được ra đời.
Mọi thứ sẽ được kết nối trên chính máy tính của họ, thuật tiện hơn rất nhiều.
Hướng dẫn cài đặt localhost
Đầu tiền cần download và cài đặt phần mềm XAMPP.
XAMPP là phần mềm rất phổ biến, miễn phí và luôn có các bản cập nhật liên tục, hỗ trợ hầu hết các hệ điều hành Windows, Linux, Mact.
Vậy mình khuyên các bạn sử dụng XAMPP để cài đặt localhost
Các bạn bấm vào link này để download: https://www.apachefriends.org/download.html
Ngay ô đầu tiên bạn có thể tháy XAPP for Windows, đây là bản cho Windows.
Sau khi tải về bấm cài đặt. Sẽ một bảng thông báo xuất hiện
Nếu bạn kích hoạt User Account Control (UAC) thì một vài chắc năng của XAMPP có thể bị hạn. Nên cảnh báo này yêu cầu bạn bỏ kích hoạt UAC
Bấm Next để tiến hành cài đặt:
Giữ nguyên và bấm Next.
Tiếp theo chọn đường dẫn để cài đặt. Bạn cứ giữ nguyên là tốt nhất
Bỏ tích ô “Learn more about Bitnami for XAMMP”.
Đợi phần mềm tiến hành cài đặt là xong. Và bấm Finish là đã cài đặt localhost với XAMPP
Lựa chọn ngôn ngữ, và bảng điều khiển XAMPP sẽ tự khởi động
Mở trình duyệt web gõ vào thanh địa chỉ http://localhost hoặc http://127.0.0.1. Một trang giới thiệu sẽ xuất hiện
Ở đây bạn có thể thấy trên thanh menu FAQs ( Câu hỏi thường gặp), HOW-TO Guides ( Hướng dẫn cách làm), phpMyAdmin
Bạn có thể tạo cơ sở dữ liệu tại phpMyAdmin
Bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động của localhost như một hosting thông thường vậy. Hosting là một nơi để lưu trữ website của bạn, thì localhost cũng vậy nó lưu trữ blog hay website của bạn vào một thư mục trên máy tinh của bạn.
Ví dụ: ở đây mình tạo một thư mục dieuhau với đường dẫn C:xampphtdocsdieuhau. Đây chính là thư mục chứ website của bạn ( hay còn gọi là thư mục gốc)
Để kiểm tra hãy thử copy-paste bất kì một file nào vào thư mục C:xampphtdocsdieuhau
Như hình localhost đã hoạt động tốt.
Tạo cơ sở dữ liệu MySQL
Bạn có thể làm luôn tại bước này, hoặc sau này khi cài đặt WordPress. Mình sẽ hướng dẫn tạo MySQL ở bước này luôn
Một cơ sở dữ liệu luôn bao gồm:
- Tên của database:
- Tên user database:
- Mật khẩu user database:
- Database host:
Truy cập đường dẫn: http://localhost/phpmyadmin/. Để tiến hành tạo cơ sở dữ liệu
Chọn cơ sở dữ liệu ở góc trái
Với localhost không cần tạo user cho database. Điền những thông tin sau là được:
- Tên user database: root
- Password: Bỏ trống
Điền tên cơ sở dữ liệu, ở đây mình đặt tên là dieuhau, ô bên cạnh utf8_unicode_ci và bấm Tạo
Tạo thành công bên trái sẽ xuất hiện tên cơ sở dữ liệu.
Như vậy là bạn đã cài đặt localhost với XAMPP thành công.
Cài đặt WordPress trên localhost
Bước 1: Tải file mã nguồn mở từ WordPress.org
Giống như cài đặt WordPress trên hosting, bước đầu tiên đó là download source code của WordPress trên trang: wordpress.org
Tải file zip đó về giải nén vào thư mục C:xampphtdocsdieuhau ( file bạn vừa đặt tên ở trên). Sẽ thấy một file tên là: wordpress.
Trong file này chứa tất cả mã nguồn mở của wordpress: wp-admin, wp-content, wp-includes, wp-config-sample.php…..
Bước 2: Copy tất cả các file mã nguồn wordpress về local
Bây giờ để cài đặt wordpress với đường dẫn: http://localhost/dieuhau.
Thì bạn cần copy tất cả file trong thư mục wordpress về thư mục dieuhau. ( đường dẫn C:xampphtdocsdieuhau)
Bước 3: Tạo cơ sở dữ liệu (database) trên localhost
Để cài đặt wordpress trên localhost. Bạn cần tạo một cơ sở dữ liệu để MySQL có thể chạy, bước này mình đã hướng dẫn ở bước trên. Nếu quên thì kéo lên trên nhé.
Bước 4: Cài đặt WordPress
Tiếp theo truy cập http:/localhost/dieuhau/ để tiến hành cài đặt wordpres ( nhớ luôn khởi động Apache và MySQL).
Sẽ xuất hiện một màn hình giao diện sau, bạn chỉ cần chọn ngôn ngữ cài đặt và bấm continue. Ở đây mình chọn English
Tiếp sẽ có một thông báo nếu bạn chưa đổi tên wp-config-sample.php thành wp-config.php. Bấm Let’s go để tiến hành điền thông tin database:
- Database Name: tên cơ sở dữ liệu tạo ở trên
- Username: root
- Database Host: localhost
- Table Prefix: wp_ ( bạn có thể đỗi tiền tố này thành gì tùy ý bạn)
Điền đầy đủ thông tin rồi bấm Sumbmit. Tiếp tục bấm Run the install để cài đặt WodPress trên localhost
Điền nốt thông tin như: Site Title, Username, Password, Email và bấm Install WordPress.
Đây là kết quả thành công sau khi bạn cài đặt WordPress trên localhost.
Đường dẫn truy cập vào trang quản trị là: http://localhost/dieuhau/wp-admin
Lời kết
Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu locahost là gì? Và làm thế nào để cài đặt localhost để vọc và sử dụng WordPress nhé !