11 Câu hỏi để có nội dung chất lượng hơn cho bài viết của bạn

17 Nov, 2021 admin

Khi thuật toán Panda được cập nhật tung ra vào năm ngoái, tất cả chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của nội dung chất lượng cao và các freelancer và blogger đã chuyển từ số lượng sang chất lượng. Câu hỏi mà nhiều blogger vẫn chưa trả lời được là làm thế nào để phân biệt giữa nội dung chất lượng thấp và nội dung chất lượng cao. Có phải là tiêu chí tối thiểu 300-350 từ? Nếu vậy làm thế nào mà những bài viết ngắn dạng “đây là gì” lại có thứ hạng cao trong các SERP’s? Nếu là bởi nhồi nhét từ khóa thì tại sao Google lại phạt các trang web tự động và nhồi từ khoá? Cuối cùng các blogger vẫn chưa trả lời được câu hỏi về cách các công cụ tìm kiếm xác định bài viết có nội dung chất lượng tốt trên blog. Điều đầu tiên mà bạn cần phải hiểu là nội dung chất lượng chỉ là một phần của bảng xếp hạng và Google còn xem xét nhiều yếu tố khác như SEO, thứ hạng domain, mạng xã hội quyết định thứ hạng cao cho bạn trong bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm. Nhưng, tất cả mọi thứ đều bắt đầu với nội dung và thậm chí với một nội dung được tối ưu hóa On-page tốt thì thứ hạng cũng không được bảo đảm cho đến khi chất lượng nội dung đạt tiêu chuẩn và các chủ đề bạn viết đề cập đến hết những thứ cần thiết.

Là một nhà tiếp thị, ngoài việc tạo bài viết phổ biến, bạn cũng sẽ muốn có những bài viết với thứ hạng cao trong SERP’s.

Làm thế nào để thực hiện điều đó? Amit Singhal của Google cho rằng bạn nên cố gắng nghĩ mình như một kỹ sư tại Google. 11 câu hỏi tiếp theo sau đây sẽ hỗ trợ bạn làm điều đó, giúp bạn viết được những bài viết chất lượng cao và chúng sẽ được độc giả cũng như các công cụ tìm kiếm ưa thích.

Xuất bản nội dung chất lượng: Tự hỏi bản thân trước khi viết

content

Quy tắc này không phải quy tắc chủ chốt nhưng ít nhất nó sẽ giúp bạn trả lời tại sao trang web của bạn từng bị phạt bởi Google và từ giờ trở đi bạn nên hỏi mình những thứ như vậy trước khi nhấn nút xuất bản nội dung. Đặc biệt, nếu bạn là một Blogger hoặc là một người viết lách tự do phải làm công việc nghiên cứu và viết bài thì hãy trả lời câu hỏi này để bổ sung thêm thông tin cho bài viết của mình/ bài và khiến nó đầy ắp những thông tin hữu ích hơn. Đối với một blogger, nếu bạn hay mua nội dung từ người khác, hãy ngừng nhận nội dung có vẻ được viết một cách máy móc và không cung cấp giá trị nào khác ngoài việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Mật độ từ khóa, những từ LSI rất quan trọng nhưng không phải là yếu tố duy nhất giúp bạn có được thứ hạng tốt hơn. Bạn cần tập trung vào trải nghiệm người dùng. Vì vậy, hãy đi sâu vào thế giới nội dung chuẩn SEO chất lượng cao và tìm hiểu về những thứ làm cho một nội dung trở nên có giá trị và thực sự hữu ích với người đọc.

1) Bài viết của bạn độc nhất

bài viết độc nhất

Không ai thích đọc đi đọc lại những thứ giống nhau. Vậy nên bạn nên thêm vào những ý tưởng mới vào mọi bài mà mình viết và khai thác các khía cạnh mới của một vấn đề cũ. Dự định viết một bài viết về các WordPress plugin tốt nhất cho SEO, và cuối cùng bạn lại sao chép danh sách plugin từ bài viết hiện có trên mạng. Thay vì làm vậy, nếu bạn tự tin về lựa chọn của mình, hãy tạo một danh sách các plugin đang sử dụng hoặc đã sử dụng và đề xuất chúng cho độc giả. Không cần phải nói, yếu tố cá nhân với phong cách viết chuyên nghiệp cũng là một yếu tố chính ở đây. Tương tự như khi bạn đang viết về một chủ đề, đừng viết lại nội dung hiện có trên internet, hãy viết những ý tưởng và trải nghiệm độc nhất. Hãy đưa ra ý tưởng mới.

2) Bạn nên cung cấp các nghiên cứu có liên quan hoặc những lời khuyên thực tế?

Ngoài việc đánh giá cao nội dung độc nhất, người ta cũng thích đọc những thông tin giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải. Nếu sử dụng được các nghiên cứu ban đầu để làm điều đó, bạn sẽ thành công trong việc tạo nội dung duy nhất và nó sẽ trở nên lan truyền sau đó.

Ví dụ: bạn viết một danh sách top 10 về một cái gì đó và danh sách đó trở nên lan truyền ở các trang web truyền thông xã hội một cách dễ dàng, nhưng bạn nên thêm vào lời khuyên cá nhân rằng cái nào là tốt nhất và nên chọn cái nào, hay bạn khiến mọi người cảm thấy khó khăn khi lựa chọn, cách làm nào sẽ tốt hơn?

Một lời khuyến khác là bạn cũng nên nghiên cứu từ khóa SEO giúp bạn nhắm tới những độc giả mà bạn muốn.

3) Bạn có sửa lỗi thông tin, ngữ pháp hay chính tả không?

Thậm chí nếu khả năng viết của bạn không được tốt cho lắm, bạn vẫn cần phải kiểm tra lỗi chính tả thật kĩ. Hãy thuê một người nào đó để hỗ trợ nếu bạn không mạnh khoản này. Tại sao việc này lại quan trọng đến vậy? Chính tả trên các trang có thứ hạng thấp thường tệ hơn trên những trang có thứ hạng cao.

tập trung nội dung

Ngoài ra các công cụ tìm kiếm cũng chú ý đến khả năng dễ đọc, những bài viết dễ đọc thường có thứ hạng cao hơn. Khám phá điểm của mình bằng cách sử dụng chức năng tìm kiếm nâng cao của Google. Tôi cố gắng viết bài để một đứa trẻ lớp năm cũng có thể hiểu được và chiến lược của tôi đã hoạt động tốt. Đó là chiến lược của tôi, ngay cả khi phải truyền tải nội dung khá phức tạp thì tôi đều thành công! Bạn hãy sử dụng plugin như EasyWPSEO, nó thể hiện mức độ dễ đọc trên tiêu chuẩn khác nhau như “Flesch-Kincaid Reading Ease, SMOG Index” vv.

4) Một cỗ máy hay người đọc sẽ hứng thú với chủ đề đưa ra?

Problogger Greg MacFarlane đã viết một bài báo xuất sắc về các kỹ thuật SEO sai lầm là “Why Bieber SEO Copywriting Sex Doesn’t iPad Work Minecraft” Như bạn có thể nhìn thấy từ tiêu đề, Những copywriter thiếu kinh nghiệm thường viết bài theo một cách máy móc và cố gắng nhồi nhét từ khóa quá mức nhiều khi khiến nó trở nên khó hiểu khiến người đọc không thể hiểu được.

5) Bài viết đã được chỉnh sửa tốt chưa?

Với yếu tố chính tả và ngữ pháp của bài viết, các trang được kiểm tra kỹ càng thường có uy tín hơn, dẫn đến xếp hạng cũng cao hơn. Nhiều khả năng điều này là do mọi người thường thích đọc những bài viết rõ ràng và súc tích. Dưới đây là một bản tóm tắt ngắn gọn về các phương pháp tôi hay sử dụng … nghiên cứu, viết và chỉnh sửa các bài viết, sau đó để nó sang một bên một lúc, thậm chí là một ngày. Đọc nó một lần nữa để tìm lỗi và để một người khác soát lại nó.

6) Bài viết phục vụ cho độc giả hay cho thứ hạng công cụ tìm kiếm?

Nghe có vẻ lạ nhưng nội dung mà độc giả thích cũng ảnh hưởng đến các cỗ máy. Điều này là do các độc giả có nhiều khả năng chia sẻ nội dung mà họ quan tâm nhất. Nội dung càng được chia sẻ thường xuyên thì thứ hạng bài viết cũng sẽ cao hơn.

7) Trang web có uy tín không?

moz

Điều quan trọng nhất để tự hỏi bản thân là bài viết đó có thêm được giá trị gì cho trang web không. Viết gì thì viết bạn cũng nên thêm giá trị hữu ích cho người đọc, giá trị đó sẽ đem đến lưu lượng truy cập, các liên kết chất lượng. Hơn nữa, nếu bạn đang viết nội dung với các outbound link, thì bạn đang thêm thông tin hữu ích cho bài viết của mình đấy. Điều này cũng giúp độc giả chia sẻ bài nhiều hơn, vì nó giúp xây dựng nhiều lòng tin hơn. Nếu bạn tìm cách tăng Domain Authority trang web của bạn hãy đọc bài viết trong link trên nhé.

8) Bạn có lưu bài viết để tham khảo sau này?

Nếu không tin rằng những người khác sẽ muốn bookmark bài viết của bạn, bạn sẽ sẽ muốn xem lại những gì mình đã viết. Loại nội dung mà tôi đang đề cập đến là gì?

  • Một báo cáo về sự kiện hiện tại có chứa rất nhiều thông tin chi tiết và được lấy từ các nguồn đáng tin cậy.
  • Một câu chuyện hấp dẫn và có các nhân vật đáng tin cậy.
  • Một bài viết chi tiết giải thích cách để làm điều gì đó liên quan đến một chủ đề mà không có ai đã viết về trước đó.

9) Có quá nhiều chương trình khuyến mãi, quảng cáo hoặc lời kêu gọi hành động trong các bài viết gây xao nhãng?

Một công cụ tìm kiếm có lẽ sẽ không loại bỏ một blog có chứa rất nhiều quảng cáo và nội dung của bên thứ hai, nhưng độc giả chắc chắn sẽ cảm thấy khó chịu với nó và sẽ thoát trang ngay lập tức. Và Google chắc chắn sẽ không bỏ qua những lần thoát trang đó. Mặc dù thuật toán về bố trí trang cũng ngụ ý rằng chúng ta nên đặt nhiều thông tin hơn ở trên trang thay vì quảng cáo. Tốt nhất hãy tập chung vào tạo nội dung chất lượng thay vì chỉ nhắm đến quảng cáo.

10) Liệu một tạp chí hay tờ báo nổi tiếng sẽ muốn in xuất bản bài viết của bạn?

Mặc dù không cần lo lắng về người ta sẽ nghĩ gì về bài viết của bạn, điều này không có nghĩa rằng bài viết đó là rác rưởi vô giá trị. Một lúc nào đó, nếu bạn viết đó thực sự nổi bật sẽ khiến người nào đó hứng thú và muốn xuất bản chúng.

11) Bài viết ngắn gọn, không hiệu quả và vô nghĩa?

Mặc dù không có một chiều dài lý tưởng đặc biệt nào cho bài viết trên blog, bạn vẫn nên viết những bài dài và hay. Có lẽ điều này nghĩa là bạn chỉ nên đăng bài hai lần mỗi tuần, nhưng nếu các công cụ tìm kiếm xếp hạng cao những bài viết đó thì cũng đáng công sức lắm chứ.

Có rất nhiều câu hỏi về xây dựng web chất lượng cao của Google trên blog của họ và bạn có thể đọc nó ở đây. Cũng đừng quên quy tắc vàng của K.I.S.S. (Keep it simple, stupid)

Những điều này không phải tất cả cách để viết nội dung chất lượng, nhưng tóm lại nếu bạn làm theo các điểm nêu trên và chắc chắn rằng bài viết tiếp theo của bạn trả lời được tất cả các câu hỏi nêu trên thì chắc chắn bạn đã tạo ra được nội dung chất lượng rồi đấy. Bây giờ, hãy quảng cáo bài viết của mình với các mạng xã hội trên Twitter, Facebook, Google+ và Youtube nhé.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments