Joomla hosting là gì? So sánh Joomla và WordPress
18 Nov, 2021 admin
Hiện nay có rất nhiều CMS mã nguồn mở mà bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trên internet, mỗi loại sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, nổi bật nhất phải kể đến Joomla và WordPress. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin như Joomla hosting là gì cũng như nên chọn Joomla hay WordPress làm mã nguồn thiết kế website.
Joomla hosting là gì?
Joomla là gì?
Joomla là một hệ quản trị nội dung (CMS) có nền tảng là mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối tới hệ CSDL MySQL. Hệ quản trị nội dung này được xây dựng dựa trên khung mô hình MVC, với điểm nổi bật là dễ thiết kế, dễ tích hợp plugin, cho phép người dùng phát triển các nội dung, ứng dụng trực tuyến một cách đơn giản và mạnh mẽ.
Joomla được ra mắt vào năm 2005 và nhanh chóng được xem như là một trong những nền tảng CMS được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới chỉ sau WordPress. CMS này có hàng ngàn chủ đề và plugin miễn phí cho phép người dùng xây dựng hàng loạt các website khác nhau, trong đó bao gồm cả các trang thương mại điện tử với thiết kế tùy biến thân thiện cho người dùng.
Những ưu điểm của Joomla
- Mặc dù Joomla cung cấp nhiều tiện ít và bộ mở rộng khổng lồ đi kèm nhưng do là mã nguồn mở nên hoàn toàn miễn phí.
- Thao tác cài đặt đơn giản, dễ học dành cho người mới
- Đáp ứng những nhu cầu SEO của website.
- Phù hợp để xây dựng các trang thương mại điện tử
- Có sẵn các Template cho bạn chọn lựa để phát triển website
- Joomla giúp công việc quản trị mạng trở nên dễ dàng hơn nhờ giao diện đơn giản,
- Hỗ trợ nhận diện người dùng nhằm mục đích chuyển đổi ngôn ngữ quản trị một cách linh hoạt.
Joomla hosting là gì?
Joomla hosting là một giải pháp lưu trữ, được thiết kế tối ưu riêng cho các trang web sử dụng mã nguồn Joomla. Đây là dạng hosting với những tính năng tương tự nhưng một số dạng khác trên thị trường.
Một số yêu cầu khi lựa chọn Joomla hosting
Ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD giúp tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu cũng như tốc độ phản hồi của website cũng nhanh hơn.
Hệ điều hành Cloud Linux
Với khả năng bảo mật cao cùng hiệu suất hoạt động vượt trội hơn nhiều so với CentOS hay Ubuntu, Cloud Linux được xem là hệ điều hành tốt nhất hiện tại dành cho máy chủ web. Tuy nhiên, để sử dụng hệ điều hành này cần phải trả phí. Vì vậy bạn nên cân nhắc trước khi trang bị cho máy chủ của mình.
Web server LiteSpeed
Giống như CloudLinux, LiteSpeed cũng là một dịch vụ web trả phí. Điểm nổi bật là LiteSpeed sở hữu hiệu năng tốt hơn nhiều so với những web service miễn phí như Apache hay NginX.
Tự động Backup dữ liệu
Dịch vụ backup tự động theo định kỳ sẽ đảm bảo cho trang web của bạn luôn ở trạng thái an toàn. Khi đó, bạn sẽ không phải cài đặt thêm các plugin hỗ trợ backup khác, điều này sẽ gây tốn tài nguyên.
Nếu WordPress xảy ra lỗi mã nguồn hoặc bị tấn công bởi hacker, bạn chỉ cần vào cPanel và lấy lại dữ liệu. Để được như vậy, cPanel của bạn phải được hỗ trợ những tính năng cho phép người dùng tự restore dữ liệu. Ví dụ như R1Soft Backup hoặc JetBackup.
Cache services và Cache-Control
Một số dịch vụ cache dữ liệu của máy chủ sẽ giúp host của bạn phản hồi nhanh hơn và tăng khả năng chịu tải. Có thể kể đến một số dịch vụ cache phổ biến như: LiteSpeed Cache, NginX Cache, Memcached, Redis Cache…
So sánh Joomla và WordPress
WordPress là gì?
WordPress là một CMS có mã nguồn mở (miễn phí) được viết bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Đây được xem là một trong những CMS tốt nhất hiện nay, người dùng có thể tạo nên bất cứ thể loại trang web nào thông qua công cụ WordPress.
WordPress lần đầu ra mắt cộng đồng vào ngày 27/5/2003 bởi tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện tại, WordPress đang được sở hữu và phát triển bởi công ty Automattic có trụ sở nằm tại San Francisco, California, Mỹ.
WordPress được phát triển chủ yếu phục vụ cho đối tượng người dùng phổ thông. Bạn không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình hay website nâng cao để sử dụng, vì các thao tác trong WordPress rất đơn giản. Bên cạnh đó, WordPress có giao diện quản trị trực quan, giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website trong thời gian ngắn.
Nên sử dụng Joomla hay WordPress để thiết kế web?
Trước tiên, chúng ta cùng phân tích điểm giống nhau giữa Joomla và WordPress
- Cả WordPress, Joomla đều là free open source, theo giấy phép GPL.
- Cả hai đều chủ yếu viết bằng PHP.
- Tất cả đều hỗ trợ MySQL (WordPress chỉ hỗ trợ MySQL, Joomla còn hỗ trợ những hệ thống quản lý dữ liệu khác)
- Joomla và WordPress đều sử dụng theme và template để thể hiện giao diện site, plugin, module hoặc extension để mở rộng tính năng.
- Đều hướng đến cộng đồng.
Tiếp theo là so sánh sự khác nhau giữa Joomla và WordPress
Về mức độ phổ biến
WordPress luôn được xem là CMS tốt nhất dành cho người mới bắt đầu, tương thích với các quy mô website từ lớn đến nhỏ và các blog cá nhân.
Joomla thường được sử dụng cho các website thương mại điện tử, nhưng đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức nhất định về chuyên ngành mới sử dụng thành thạo CMS này.
Về giao diện người dùng
WordPress dễ sử dụng hơn rất nhiều, để tìm kiếm giao diện cài đặt cho website, WordPress có nhiều nhà phát triển giao diện hơn hẳn so với Joomla. Joomla khá khó sử dụng với người dùng bình thường, UI (giao diện người dùng) hơi phức tạp. Tuy nhiên, nếu bạn đã quen sử dụng Joomla, bạn sẽ thích CMS này hơn.
Về khả năng tùy biến
WordPress có hỗ trợ plugin miễn phí cho người dùng, còn Joomla thì hỗ trợ cài đặt extentions (tương tự như plugin)
Cả hai CMS này đều có số lượng plugin hỗ trợ khá nhiều. Nhưng để so sánh, WordPress vẫn có nhiều plugin hơn hẳn so với Joomla.
Về tính bảo mật
Do độ phổ biến cao, WordPress thường là một mục tiêu được nhắm tới bởi các cuộc tấn công mạng và được xem là nền tảng CMS có nhiều lỗ hổng bảo mật nhất. Mỗi lần cài đặt WordPress, bạn cần cài theo hàng loạt các plugin hỗ trợ và WordPress hề không đảm bảo rằng mọi plugin bạn đã cài đặt đều an toàn và tương thích với các phiên bản mới.
Mặc khác, Joomla cung cấp cho bạn cả hai tùy chọn bảo mật để buộc bạn phải sử dụng kết nối qua SSL và 2FA. Ngoài ra, Joomla còn cung cấp một số extention có tính năng bảo mật riêng, đồng thời các nhà phát triển vẫn luôn duy trì một danh sách các extentions với các lỗ hổng bảo mật đã biết.
Quản lý nội dung
Cả WordPress lẫn Joomla đều cho phép người dùng tạo và quản lý bất kỳ loại website nào. WordPress thường được sử dụng cho mục đích làm blog hoặc landing page trong khi Joomla thường được dùng làm website thương mại điện tử.
Cả WordPress và Joomla đều có những điểm nổi bật riêng. Vì vậy, tuỳ vào mục đích riêng, bạn nên cân nhắc lựa chọn cho phù hợp.
WordPress phù hợp cho hầu hết các loại website và cũng bạn không mất thời gian code web, quản lý nội dung thân thiện, cũng như dễ dàng có được sự trợ giúp nếu gặp trục trặc. Còn Joomla sẽ phù hợp khi bạn có nhu cầu phát triển những nội dung cao cấp hơn, linh hoạt và chuyên nghiệp hơn.
Thực tế, không có CMS nào thực sự tốt nhất. Dù ít người dùng hơn WordPress nhưng Joomla vẫn tồn tại và được ưa chuộng ở một thị phần lớn đã chứng minh CMS này vẫn có giá trị nhất định. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp khi tạo một trang web.
FAQs về Joomla
Ngoài Joomla và WordPress, còn CMS nào phổ biến để tạo website?
Hiện nay, có khá nhiều những CMS khác nhau. Tuy nhiên, 7 CMS dưới đây được cho là thông dụng nhất gồm: CMS WordPress, CMS Joomla, CMS Drupal, CMS Magento, CMS Opencart, CMS Typo3, CMS Dotclear.
Joomla có hỗ trợ tối ưu SEO như WordPress không?
Joomla có các công cụ SEO mạnh mẽ được xây dựng sẵn để hỗ trợ SEO như:
- Metadata và Từ khóa
- Mod_rewrite sẽ hỗ trợ tối ưu URL thân thiện với những công cụ tìm kiếm
- Tốc độ trang web được tối ưu
- Nhiều Plugin hỗ trợ SEO
Joomla có những plugin mặc định nào?
Joomla có 8 loại plugin mặc định bao gồm: chứng thực quyền hạn (authentication), nội dung (content), trình soạn thảo văn bản (editors), mở rộng tính năng của trình soạn thảo (editors-xtd), tìm kiếm (search), hệ thống (system), người dùng (user) và quản trị Joomla (xmlrpc)
Module trong Joomla là gì?
Joomla Module là một trong các thành phần mở rộng của Joomla, nó là một ứng dụng nhỏ được sử dụng chủ yếu để lấy dữ liệu và hiển thị thông tin. Module thường được dùng kết hợp với các component nhằm mở rộng các chức năng của component.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org