CloudFlare là gì? Cách sử dụng CloudFlare hiệu quả nhất
18 Nov, 2021 admin
Khi các dịch vụ Internet phát triển, trải nghiệm của con người trở nên đa chiều, phản ánh sinh động hơn rất nhiều so với trước đây. Thậm chí, Internet được xem là cứu cánh cho các quốc gia đang phát triển, mang tầm ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người. Là một quản trị mạng, chắc hẳn bạn đã rất quen thuộc với công nghệ CloudFlare. Vậy CloudFlare là gì? Cách sử dụng CloudFlare đạt hiệu quả? Mọi thông tin sẽ được TinoHost bật mí đến bạn ngay bên dưới đây nhé!
Giới thiệu về CloudFlare
CloudFlare là gì?
CloudFlare là dịch vụ DNS trung gian miễn phí có hỗ trợ CDN (Cloud Delivery Network). Máy chủ trung gian CloudFlare sẽ xử lý mọi thứ trước khi gửi yêu cầu đến máy chủ hay trả dữ liệu về người dùng. Tất cả những truy xuất đến website của bạn sẽ được định tuyến qua hệ thống thông minh của CloudFlare.
Hiểu đơn giản, thông thường, khi người dùng nhập tên miền vào thanh trình duyệt, DNS sẽ “dịch” tên miền sang địa chỉ IP của hosting chứa website đó. Nếu bạn sử dụng dịch vụ CloudFlare, tên miền sẽ được chuyển đến DNS của CloudFlare. Điều này nghĩa là mọi truy cập website sẽ thông qua CloudFlare trước, sau đó mới từ CloudFlare đến host chứa website.
CloudFlare không chỉ đơn thuần cung cấp dịch vụ DNS trung gian mà còn cung cấp rất nhiều dịch vụ với tính năng tốt khác nữa như SSL, chống DDoS, chống Spam, Firewall, HTTP/2, SPDY, IP Geo,…
Sử dụng CloudFlare mang đến lợi ích gì?
Tăng tốc độ truy cập của website – Giảm băng thông cho máy chủ
Tính năng đặc biệt của CloudFlare là lưu một bản cache (tạm dịch: bộ nhớ đệm) của website trên máy chủ của CDN. Rồi từ đó phân phối cho người dùng ở gần máy chủ đó nhất.
Ví dụ: hosting TinoHost đặt máy chủ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Người dùng ở Washington D.C sẽ truy cập rất chậm vì khoảng cách vật lý giữa máy chủ và người dùng quá xa. Nhờ có CloudFlare, nội dung đệm sẽ được lưu tại máy chủ CDN gần Washington D.C nhất là New York sẽ phân phối cho người dùng.
Sở hữu 102 datacenter hỗ trợ, dù người dùng truy cập web hosting ở đâu, CloudFlare hoàn toàn có thể tối ưu tốc độ cho website của bạn trên hầu hết các nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, CloudFlare vẫn chưa hỗ trợ datacenter tại Việt Nam. Vì vậy, khi truy cập vào website dùng CloudFlare tại Việt Nam, người dùng sẽ được phân phối nội dung ở máy chủ ở các nước lân cận như Thái Lan, Hong Kong, Singapore , một số khu vực tại Trung Quốc … Điều này sẽ dẫn đến tốc độ tải trang có thể hơi chậm khi dùng ở Việt Nam.
Song song đó, các dữ liệu tĩnh trên website như hình ảnh, các tập tin, CSS, Javascript, ..đều được CloudFlare nén gzip lại giúp tốc độ website tải nhanh hơn. Vì hạn chế truy cập trực tiếp vào máy chủ, website không chỉ tải nhanh hơn mà bạn còn tiết kiệm được băng thông cho máy chủ (băng thông sử dụng giảm hẳn chỉ còn 1/2 – 1/3 so với trước khi dùng CloudFlare)
Nếu không có Cloudflare và các máy chủ trung gian, các lượt truy cập của người dùng lượng sẽ gửi yêu cầu và nhận nội dung trực tiếp từ máy chủ của bạn. CloudFlare có mạng lưới máy chủ toàn cầu phục vụ cho DNS nên lúc nào cũng đảm bảo thời gian look-up cực nhanh khi truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
Tính bảo mật cao
Không chỉ gia tăng tốc độ truy cập website, tính bảo mật cao cũng là một “điểm cộng” của CloudFlare.
Nguyên lí hoạt động: các lượt truy cập phải thông qua máy chủ CloudFlare trước khi tiếp cận hosting, các máy chủ CDN tích hợp sẵn các công nghệ phòng chống tấn công, ẩn danh, spam traffic,…. Do đó, sử dụng CloudFlare, bạn sẽ không bị “làm khó” bới vấn đề DDoS, spam bình luận trên blog và một số phương thức tấn công cơ bản khác.
Với CloudFlare, bạn có thể cải thiện bảo mật website bằng những cách sau:
- Sử dụng SSL miễn phí để thêm giao thức HTTPS cho website;
- Cấm truy cập với các IP nhất định;
- Hạn chế truy cập từ các quốc gia chỉ định;
- Sử dụng công nghệ tường lửa (Firewall) ứng dụng website;
- Bảo vệ các trang có tính chất đăng nhập (gói Pro).
Hạn chế của CloudFlare
Nếu website của bạn có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách truy cập cũng chủ yếu đến từ Việt Nam. Việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang của bạn rõ rệt vì lúc này truy vấn sẽ phải từ Việt Nam đến DNS Server của CloudFare rồi mới đi vòng trả kết quả về Việt Nam.
Thỉnh thoảng,nếu Firewall của hosting mà website bạn đang đặt hiểu lầm địa chỉ IP của CloudFlare là địa chỉ tấn công, website của bạn bị offline.
Thời gian uptime website phụ thuộc vào thời gian uptime của Server CloudFlare. Vì thế, nếu Server CloudFlare bị down, bạn sẽ không thể truy cập website vì không phân giải được tên miền website bạn đang muốn sử dụng.
Không ai biết được địa chỉ IP máy chủ của bạn. Tuy nhiên, nếu bảo mật không kĩ thì website của bạn sẽ dễ bị tấn công bằng nhiều cách khác nhau.
Cách sử dụng CloudFlare hiệu quả nhất
Là một trong những mạng lớn nhất hoạt động trên Internet, CloudFlare được nhiều người sử dụng với mục đích tăng cường bảo mật và hiệu suất của các website hay dịch vụ của mình.
Từ những hạn chế của CloudFlare như đã nêu ở trên, bạn chỉ nên sử dụng CloudFlare trong hai trường hợp sau:
- Website của bạn được đặt tại máy chủ ở nước ngoài. Lượng người tiếp cận chủ yếu ở Việt Nam hoặc trên toàn cầu.
- Muốn ẩn đi địa chỉ IP máy chủ website của bạn
Làm thế nào để sử dụng được CloudFlare?
1. Đăng ký tài khoản CloudFlare
Để dùng được CloudFlare, bạn cần phải có một tài khoản. Thủ tục đăng ký rất đơn giản:
- Truy cập vào https://www.cloudflare.com, click Sign Up
- Thông tin đăng ký gồm Email và Password.
- Sau khi đăng ký tài khoản thành công, bạn đã có thể login để tiếp tục sử dụng.
2. Thêm website vào CloudFlare
Bước 1: Thêm trang web
- Click link Add a Site để thêm website mới vào hệ thống CloudFlare.
- Nhập tên miền rồi click Add Site.
- Bạn đợi khoảng 1 phút để CloudFlare scan toàn bộ các bản ghi hiện có. Đây là một chức năng rất hay, bạn không cần tốn thời gian để chuyển các bản ghi DNS cũ sang nữa.
- Nhấn nút Next để tiếp tục.
Bước 2: Chọn kế hoạch
- Chọn Plan phù hợp với nhu cầu của bạn và nhấn Confirm Plan.
- Tiếp tục nhấn Confirm để tới bước tiếp theo.
Bước 3. Xác nhận các bản ghi cho tên miền
3. “Dịch” DNS từ domain về CloudFlare để sử dụng
Sau khi tạo tài khoản CloudFlare, bạn sẽ nhận được 2 Name severs (NS) mới từ hệ thống. Việc của bạn là cần phải “dịch” tên miền về Namesevers mới này.
Trước tiên, bạn cần truy cập vào trang quản lý tên miền và ở mục tên miền chọn DNS.
Sau đó tùy chỉnh máy chủ DNS mới và nhập 2 NS vừa được cung cấp
Nhấn Save để website được hoạt động.
Trên đây là những kiến thức hữu ích về CloudFlare mà TinoHost đã tổng hợp để gửi đến bạn. Với những chia sẻ này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về CloudFlare là gì? cũng như cách sử dụng CloudFlare hiệu quả cho website của bạn rồi phải không? Chúc bạn có những trải nghiệm thật tuyệt vời trong việc tạo lập và sử dụng CloudFlare cho website của mình nhé!
FAQs về CloudFlare
Máy chủ ở nước ngoài có nên sử dụng CloudFlare không?
Nếu website của bạn được đặt tại máy chủ ở nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở Việt Nam hoặc toàn thế giới, bạn nên sử dụng CloudFlare. Bên cạnh đó, CloudFlare giúp bạn che giấu địa chỉ IP máy chủ website bạn đang sử dụng rất hiệu quả.
Plugin Cloudflare APO có gì đặc biệt?
Cuối tháng 10/2020, CloudFlare đã ra mắt tính năng Automatic Platform Optimization (APO) hoạt động kết hợp với plugin Cloudflare WordPress mặc định.
APO hoạt động bằng cách tận dụng Cloudflare worker & KV Storage. Vì APO sử dụng KV để lưu trữ nội dung cache. Một trong những ưu điểm nổi bật là: khi dữ liệu được lưu vào bộ nhớ cache thông qua APO, ngay lập tức dữ liệu ấy sẽ được đẩy đến tất cả các cụm máy chủ biên của CloudFlare trên toàn thế giới, mặc dù không có yêu cầu nào đến từ khu vực đó (tải trước cache- ngay cả người truy cập đầu tiên đã có tốc độ cao).
Giá: 5$/ tháng cho chủ tài khoản miễn phí và miễn phí cho người dùng tài khoản trả phí (từ gói Pro trở lên, giá 20$/tháng).
Đừng nhầm biểu tượng On CloudFlare và Off CloudFlare!
Rất nhiều người dùng vẫn hay nhầm biểu tượng On CloudFlare và Off CloudFlare nên gặp nhiều rắc rối không đáng có. TinoHost gợi ý cách phân biệt 2 biểu tượng này như sau:
- On CloudFlare đám mây màu vàng, bật CloudFlare): kích hoạt các chức năng miễn phí của CloudFlare như CDN, ẩn IP gốc, Firewall chống DDoS, …
- Off CloudFlare (đám mây màu xám, tắt CloudFlare): tắt toàn bộ chức năng của CloudFlare. Chỉ dùng làm DNS.
Những vấn đề thường gặp khi sử dụng CloudFlare là gì?
- File bị Cache nội dung trong thời gian dài: nội dung các file .css, .js thường được CloudFlare Cache khá lâu trên Server. Điều này dẫn đến trường hợp khi bạn thay đổi nội dung mà F5 mãi vẫn giữ nguyên nội dung cũ.
- Lấy IP gốc Visitor
- Tắt CloudFlare trong WP-Admin hoặc trang quản trị
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org