Bao nhiêu Plugin Là Đủ với trang WordPress của bạn?
17 Nov, 2021 admin
Bao nhiêu plugin là đủ?
Như thế nào là quá nhiều plugin trên trang WordPress?
5, 15, 30 hay 60?
Đã có quá nhiều câu hỏi, cũng như chủ đề về vấn đề này.
Nhưng vẫn không có một câu trả lời chính xác nào cho câu hỏi này.
Có rất nhiều quan điểm sai lầm về plugin WordPress.
Thường thì bạn chỉ nhận được câu trả lời rằng:
“Website của bạn quá nhiều plugin, nó làm chậm tốc độ tải trang”
Một câu trả lời rất chung chung và không giải quyết được vấn đề gì.
Trong bài viết này, mình sẽ đi sâu vào vấn đề “Bao nhiêu là đủ?”
Plugin có thực sự ảnh hưởng đến hiệu suất website WordPress của bạn không.
Bắt đầu nhé!
Sơ lược về cách hoạt động của Plugin WordPress
Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về vấn đề trên
Hãy nói qua một chút về các plugin WordPress và cách chúng hoạt động.
Plugin WordPress giống như các ứng dụng cho website.
Giống như các hệ điều hành chúng ta có các app, ứng dụng….
Các plugin giúp chúng tay thêm các tính năng mới cho WordPress (page builder, contact forms, backup, cache…)
Giống như WordPress, các plugin cũng được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP.
Code này sẽ chạy trên máy chủ website và sử dụng tài nguyên ở đây.
Đó là lý do tại sao chúng ta cần phải chọn một hosting tốt.
Cung cấp đủ tài nguyên để hỗ trợ cũng như phục vụ website của bạn tốt nhất.
Tại sao Plugin lại cần thiết cho Website WordPress?
Mặc dù WordPress là một framework rất mạnh mẽ.
Nhưng chính plugin mới khiến nó trở thành nền tảng phổ biến nhất hiện nay.
Số lượng plugin được phát triển ngày càng nhiều và tốt hơn sau hàng năm.
Tại thời điểm viết bài, có hơn 54.000 plugin miễn phí đang có sẵn trên WordPress.org
Ngoài chúng, còn có hàng nghìn plugin WordPress cao cấp được phát triển bởi bên thứ 3.
Plugin sẽ giúp bạn dễ dàng tăng tốc, bảo mật, SEO, backup.
Kể cả đối với người không am hiểu về kỹ thuật cũng dễ dàng làm được.
Có thể nói plugin là thứ không thể thiếu dành cho WordPress.
Tại sao có những Plugin WordPress lại bị đánh giá thấp?
Mục đích chủ yếu của plugin là để nâng cấp WordPress.
Hay nói các khác là thêm tính năng cho website của bạn.
Tuy nhiên, mình thấy một số người mới lại không mấy yên tâm khi sử dụng chúng.
Ho thường lo lắng về hiệu suất, bảo mật, độ tin cậy…
Bạn thường được “mấy anh em” khuyên rằng không nên dùng quá nhiều plugin.
Họ chỉ đưa ra các nhận xét chung chung như “nên dùng ít plugin hơn” hoặc “plugin này đang làm chậm website của bạn“.
Những đánh giá hoặc nhận xét như thế này bạn sẽ gặp rất nhiều.
Trên các diễn đàn, hoặc trên mạng xã hội khi tìm hiểu về vấn đề này.
Nghe rất khá mơ hồ đúng không?
Bao nhiêu là ít? Như thế nào là quá nhiều plugin?
Mình tin rằng vấn đề không phải là số lượng plugin, mà là chất lượng.
Các bạn có quyền cài vài chục plugin mà không gặp vấn đề gì.
Nhưng việc sử dụng một plugin “LỞM” có khả năng làm chậm website của bạn.
(Đôi khi việc sử dụng plugin không tương thích cũng tương tự).
Và khi đó, bạn đổ lỗi ngay cho số lượng plugin quá nhiều (hoặc nghe mấy ông bên hosting nói thế 😀).
Nghe cũng khá có lý vì với website chỉ có 5 plugin dễ dàng để kiểm tra và tìm lỗi dễ hơn với 30 plugin.
Với số lượng plugin nhiều, việc kiểm tra và test sẽ càng vất vả hơn.
Lúc này, bạn đang khá bối rối không biết plugin nào gây ra tình trạng chậm website.
Bên kỹ thuật thì sẽ khăng khăng rằng do bạn dùng quá nhiều plugin.
Lời khuyên: Nếu ai nói như vậy, bạn hãy hỏi họ chính xác là do plugin nào. Thay vì vơ đũa cả nắm là đổ tại số lượng plugin.
Hiện trên Diều Hâu mình đang dùng 32 plugin, và tốc độ khá ổn.
Hãy tìm ra nguyên nhân thay vì ngồi đổ tội cho đống plugin bạn đang sử dụng.
Nếu nó kém chất lượng, hãy disable hoặc thay thế bằng một plugin khác.
Plugin ảnh hưởng tới Tốc độ website & Hiệu suất như thế nào?
Có nhiều loại plugin khác nhau cho WordPress (thường được phân chia theo tính năng).
Và mỗi loại đều có những ảnh hưởng nhất định đến website.
Có những plugin chỉ ảnh hưởng đến front-end (bên ngoài website).
Ví dụ: các plugin page builder, contact form, gallery, slider, v.v.
Cũng có những plugin chủ yếu hoạt động trong khu vực admin hoặc trong back-end.
Ví dụ: các plugin backup, plugin chuyên về edit, các plugin chạy ngầm khác…
Ngoài ra còn có các plugin chạy ở trong cả khu vực admin và front-end.
Ví dụ: plugin SEO, plugin firewall cho WordPress và những công cụ khác.
Plugin ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu suất của website sẽ tùy thuộc vào vị trí mà plugin được load.
Ví dụ: Các plugin chỉ được phép load khi chúng ta thực hiện các tác vụ cụ thể trong khu vực admin.
Thì thông thường sẽ không ảnh hưởng đến hiệu suất của website.
Mặt khác, các plugin được load ở front end sẽ cần hiệu năng lớn hơn.
Ngoài ra, các plugin thực hiện những quy trình background thông thường như kiểm tra liên kết hỏng, giám sát 404, tường lửa… cũng có thể ảnh hưởng để tốc độ website.
Plugin có thể ảnh hưởng đến hiệu năng website như:
- Tạo các HTTP request – Một số plugin (chủ yếu là front-end) sẽ yêu cầu các style hoặc script để hoạt động chính xác. Vì lý do này, plugin có thể thêm các file JS và CSS. Việc tải các tệp này sẽ tạo các HTTP request và làm chậm tốc độ tải trang.
- Truy vấn Database – Một số plugin sẽ tăng truy vấn cơ sở dữ liệu. Ví dụ: các plugin hiển thị các bài viết phổ biến, các bài viết liên quan hoặc công cụ cần dùng đến các yếu tố cơ sở dữ liệu để hiển thị trên front-end.
- Các process chạy ngầm & Cơ sở dữ liệu – Một số plugin có khả năng chiếm nhiều tài nguyên máy chủ trong khi chạy ngầm: như kiểm tra liên kết hỏng, theo dõi và ghi lại các phân tích như post view, v.v.
Hầu hết các plugin chất lượng sẽ chỉ phải tải khi cần thiết.
Điều này sẽ giảm thiểu database call (yêu cầu cơ sở dữ liệu).
Tuy nhiên, đôi khi đây là điều khó tránh khỏi.
May mắn là chúng ta có thể tối ưu hóa cho hầu hết các trường hợp.
Trước khi thực hiện, hãy đảm bảo rằng bạn đã bật bộ nhớ đệm trên website WordPress của mình.
Không có chúng, trang web sẽ luôn trở nên chậm
Bây giờ, hãy qua phần tối ưu hóa.
Fix lỗi tạo yêu cầu HTTP bổ sung (Additional HTTP Requests)
Đối với các plugin tạo HTTP request (file JS và CSS) để hoạt động một cách trơn tru.
Ví dụ: Khi chúng ta cài đặt một plugin contact form (đa phần chính ta sẽ phải style lại để nó đẹp hơn).
Mọi người thường phàn nàn về số lượng HTTP request.
Nhưng lại không biết rằng chúng rất cần thiết.
Đây là những gì bạn nhận được khi unstyle một contact form.
Trông khá xấu đúng không, nhiều người không biết sẽ nghĩ nó bị lỗi.
Đây là những gì sẽ xảy ra nếu form không load được các file CSS và JS.
Nói tóm lại, các kiểu (style) và file bổ sung rất cần thiết để plugin hoạt động.
Có 3 cách để tối ưu hóa HTTP request bổ sung:
Mặc dù cả 3 cách này sẽ yêu cầu bạn có hiểu biết về code.
Nhưng sẽ có một cách đơn giản cho những người mới, không biết về kỹ thuật.
Cách 1: Sẽ là hủy các style và script bổ sung đang được plugin sử dụng.
Sau đó, chúng ta cần kết hợp các style của plugin vào file style.css
trong theme.
Và kết hợp các plugin script vào file JavaScript chính của theme.
Cách 2: Là tải có điều kiện các file/script của plugin chỉ trên các trang cần thiết.
Mình sẽ hướng dẫn trong bài viết tới nhé.
Cách 3: Dùng plugin như WP Rocket, cho phép các bạn minify và combine (thu nhỏ và kết hợp) các file chỉ với một click duy nhất.
Phương pháp này sẽ hoạt động trong hầu hết các trường hợp.
Nhưng trong một số trường hợp nhất định, sự xung đột sẽ xảy ra với các plugin cụ thể.
Như đã nói, bạn phải biết là một số yêu cầu HTTP bổ sung không quá quan trọng (thang đo là mili giây).
Tuy nhiên, nếu các bạn có nhiều plugin thêm quá nhiều yêu cầu HTTP bổ sung, việc tối ưưu hóa sẽ giảm đi được một vài giây đấy.
Rất nhiều người dùng không quá am hiểu về công nghệ chỉ cần thuê một nhà phát triển WordPress từ Codeable để tăng tốc cho web của họ (đây là một khoản đầu tư đáng giá).
Còn tiếp nhé….! mọi người hãy comment website bạn đang sử dụng bao nhiêu plugin ở dưới cho anh em thao khảo nhé 😀