Cách Xử Lý Lỗi 404 Để Tối Ưu Hóa Cho Công Cụ Tìm Kiếm
17 Nov, 2021 admin
“Error 404 – Page Not Found” (Lỗi 404 – Không tìm thấy trang) – Đây là một trong những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng Internet mà chúng ta đều biết rằng lỗi 404 gây nên trải nghiệm tồi tệ cho người dùng. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ khiến người dùng không vào được WordPress bằng điện thoại và máy tính. Nhưng chúng ảnh hưởng như thế nào đến công cụ tìm kiếm? Liệu các trang với lỗi 404 có ảnh hưởng xấu đến SEO không? Liệu các công cụ tìm kiếm sẽ có những động thái trừ điểm xếp hạng của các trang web gặp quá nhiều lỗi 404 chứ?
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét lỗi 404 từ góc nhìn của cả người dùng và các công cụ tìm kiếm. Đồng thời, tôi cũng sẽ đưa ra một số gợi ý để các bạn có thể làm theo và sửa lỗi 404 cho trang web của mình nhé.
Các Nguyên Nhân Thường Gặp Của Lỗi 404:
Lỗi 404 có thể xảy ra do rất nhiều lý do. Một số nguyên nhân phổ biến nhất đó là:
- Bạn thay đổi permalinks hoặc cấu trúc liên kết trang web ( điều này thường xảy ra khi thay đổi thiết kế hoặc thay đổi permalinks)
- Bạn xóa nội dung trên trang web
- Ai đó liên kết trang web của bạn tới một liên kết sai hoặc không tồn tại.
Khi người dùng hay công cụ tìm kiếm yêu cầu truy cập các trang web, máy chủ thường sẽ trả lời bằng mã tình trạng HTTP 404, để cho người dùng biết rằng trang này không tồn tại trên máy chủ. Thông thường thì công cụ tìm kiếm khá là thông minh, và chúng không quan tâm đến những trang có lỗi 404. Tuy nhiên đối với người dùng thật, lỗi 404 khiến họ cảm thấy khó chịu và tất nhiên là họ sẽ thường nhấn nút quay lại và đi đến một liên kết khác. Vậy làm thế nào để sửa bài viết bị lỗi 404?
Một khuyết điểm khác của lỗi 404 đó là nó có thể khiến bạn bỏ lỡ một số liên kết quan trọng từ các tên miền khác. Mặc dù đây không phải là điều khiến tôi quá lo lắng, nhưng khi một người dùng đi đến một trang web qua một liên kết giới thiệu và gặp phải lỗi 404 này, họ thường sẽ thoát ra ngay lập tức.
Tìm các liên kết có lỗi 404 và sửa chúng
Hãy cùng xem xem bạn có thể làm gì và cách giải quyết tốt nhất đối với các trang dính lỗi 404 nhé.
Trước hết chúng ta cần xác định trang dính lỗi 404 trên blog, tốt nhất là hãy bắt đầu với Google Webmaster Tool. Đăng nhập vào bảng điều khiển và đi đến Dashboard > Crawl errors > Not found >
Nhấn vào bất kì liên kết nào và bạn sẽ thấy “linked from” – cái mà cho bạn biết trang này được liên kết từ đâu. Công cụ này cũng rất tiện dụng để kiểm tra mức độ mạnh của các liên kết trên trang web của bạn.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress, bạn sẽ cần một plugin điều hướng để giám sát và điều hướng các trang có lỗi 404 từ bảng điều khiển của mình ( Đây là việc mà tôi thường làm đối với WordPress: dieuhau.com đấy). Sau khi đã có danh sách các trang dính lỗi 404 cho tên miền của mình, đây là các cách để giải quyết chúng:
- 301 – Điều hướng liên kết về bài viết hoặc danh mục có liên quan nhất. Nếu không có, hãy làm theo bước thứ 2.
- Nếu lỗi xảy ra do liên kết bị sai từ một tên miền khác, bạn có thể hỏi nhà quản trị trang để cập nhật liên kết, hoặc sử dụng điều hướng 301. Bạn có thể điều hướng về trang chủ nếu cảm thấy cần thiết
- Nếu không có bài viết nào trên trang web của bạn có liên quan đến liên kết gặp lỗi 404 kia, hãy để kệ nó. Google dần dần sẽ tự động không đánh dấu các trang này nữa
- Bạn cũng có thể bỏ các trang này khỏi mục lục web một cách thủ công với công cụ loại bỏ trang web. Tuy nhiên, nếu bạn có đến cả nghìn trang web như này, thì đây không hề là việc dễ dàng chút nào. Vậy nên hãy sử dụng gợi ý trên hoặc làm theo gợi ý bên dưới này nhé.
- Tạo một trang để xử lý lỗi 404 để làm nổi bật trang của mình. Bạn có thể thêm ô tìm kiếm, hiển thị các bài viết liên quan đến từ khóa tìm kiếm của người dùng hoặc hiển thị một số bài viết phổ biến từ công thông tin của mình. Các thao tác này sẽ tạo nên trải nghiệm người dùng khá ổn đấy.
Một điều khác bạn cần nhớ đó là nếu bạn sở hữu một cổng thông tin với hàng nghìn trang bị lỗi 404 như thế này, bạn sẽ không muốn công cụ tìm kiếm lãng phí tài nguyên vào những trang này. Bởi vậy, tốt nhất là nên điều hướng nếu có thể hoặc chặn các robot này truy cập trang với Robots.txt và xóa chúng với công cụ Webmaster của Google. Đây là biện pháp khá hợp lý nhất là khi bạn đã xóa trang được gắn tag, danh mục hay thư mục khỏi cổng thông tin của mình.
Các trang với lỗi 404 không phải là kẻ thù của SEO , nhưng việc để quá nhiều trang 404 trên blog của bạn cũng không phải là điều hay ho gì. Mối quan tâm lớn nhất đối với trang dính lỗi 404 này đó là trải nghiệm người dùng tồi tệ mà chúng tạo ra. Do tối ưu hóa công cụ tìm kiếm có liên quan đến việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt, đây là vấn đề mà chúng tôi muốn bỏ công sức để điều chỉnh lại.
Bạn đã giải quyết lỗi 404 trên trang web hay blog của mình như thế nào? Bạn có thiết lập điều hướng hay hiển thị trang lỗi 404 riêng không? Hãy cho chúng tôi biết ở mục bình luận phía dưới nhé.
Nếu bạn thấy những thông tin trong bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp qua Facebook, Twitter and Google hoặc theo dõi chúng tôi trên kênh Youtube nhé.