Đâu là Plugin đa ngôn ngữ tốt nhất ! WPML, Polylang, Weglot, TranslatePress?
17 Nov, 2021 admin
Bạn đang muốn chọn một plugin để tạo website đa ngôn ngữ ?
Vậy đâu là plugin đa ngôn ngữ tốt nhất cho WordPress hiện nay?
WPML, Polylang, Weglot hay TranslatePress?
Việc lựa chọn plugin chuyển ngôn ngữ là việc luôn khiến chúng ta đau đầu.
Mình sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan, cũng như chuyên sâu hơn về 4 plugin đa ngôn ngữ phổ biến nhất hiện nay.
- WPML
- Polylang
- Weglot
- TranslatePress
Mình đã thử từng plugin trên một trang web thử nghiệm riêng biệt.
Nhằm cung cấp đánh giá khách quan nhất về cách chúng hoạt động trên WordPress.
Chúng ta cùng bắt đầu nhé!
Trước tiên là một bảng so sánh nhanh:
WPML vs Polylang vs Weglot vs TranslatePress
WPML | Polylang | Weglot | TranslatePress | |
---|---|---|---|---|
Giao diện | WordPress backend | WordPress backend | Weglot cloud interface | WordPress visual interface |
Phương pháp dịch | Cả tự động, lẫn thủ công | Thủ công | Tự động | Cả hai |
Hỗ trợ các loại nội dung | 5/5 | 4/5 | 5/5 | 5/5 |
SEO Friendly? | Yes | Yes | Yes | Yes |
Giá | $29 | Free | Free (up to 2k words) | Free |
Pro version? | Yes | Yes | Yes, SaaS billing | Yes |
Những tiêu chí đánh giá một plugin đa ngôn ngữ?
Với mỗi plugin WordPress, sẽ có những câu hỏi khác nhau cần trả lời:
Bạn sử dụng plugin như thế nào để dịch nội dung trên web?
Có ba cách dùng cơ bản để bạn dịch được những nội dung mình cần:
- Thủ công – Bạn có thể thuê dịch thuật chuyên nghiệp hoặc tự mình làm mọi thứ.
- Tự động – Sử dụng plugin để tự động dịch website.
- Kết hợp – Bạn sẽ dùng plugin nhưng đồng thời cũng check lại, đảm bảo nội dung có ý nghĩa.
Rõ ràng chúng ta có sự đánh đổi ở đây:
- Thủ công – Tốn thời gian và tốn kém hơn, nhưng đảm bảo bản dịch tốt nhất.
- Tự động – Nhanh chóng và dễ hơn nhưng có khả năng bản dịch không chính xác, khó hiểu.
Số lượng nội dung bạn cần dịch khi sử dụng plugin?
Hầu như mỗi plugin sẽ cho phép chúng ta dịch nội dung trên web và những bài đăng thông thường.
Nhưng đây lại không phải là nội dung duy nhất mà người dùng cần dịch khi tạo web đa ngôn ngữ.
Bạn cũng cần xem xét plugin có chuyển ngữ được những thứ như:
- Widget
- Taxonomy
- Theme strings
- Menu item
- Plugin strings
- Custom field
- Page builder content (nếu sử dụng page builder)
- V.v.
Strings là các đoạn văn bản cố định trong theme và plugin.
Giao diện của plugin có dễ sử dụng không?
Mình đã làm từng làm một website đa ngôn ngữ về Tiếng Anh.
Nhưng mọi thứ không được dễ dàng cho lắm.
Tại sao ư ?
Vì mình phải sử dụng file .po
(nếu bạn chưa biết, file .po
là một loại bảng liên kết văn bản gốc với các bản đã dịch).
Mình gần như phải tab qua tab lại liên tục giữa website và file .po
, cố gắng tìm ra ngữ cảnh phù hợp cho file .po
đó.
File .po
có đủ chức năng để dịch cho website, nhưng đó không phải là cách dễ dàng nhất với người dùng.
Rất may là một trong những plugin mình sắp giới thiệu sau đây cung cấp một giao diện trực quan, giảm tải rất nhiều bước không cần thiết.
Nội dung chuyển đổi ngôn ngữ có SEO friendly không?
Nếu bạn đã từng sử dụng một plugin để dịch nội dụng trên website.
Thì việc quan tâm đến website được xếp hạng cũng rất quan trọng.
Để xếp hạng cao, các bạn sẽ cần một bản dịch thân thiện với SEO. Có nghĩa:
- Có các URL riêng biệt được sử dụng cho mỗi phiên bản.
- Tự động rewrite URL các liên kết nội bộ để Google thu thập được dữ liệu tốt nhất trên website.
- Có khả năng dịch URL.
- Hỗ trợ plugin SEO trong việc đặt Title và Meta Description cho nội dung được dịch.
- Khả năng thêm thuộc tính hreflang
Bây giờ mình sẽ đi vào chi tiết từng plugin:
Mua Trọn Bộ WPML Unlimited Website giá rẻ
WPML là plugin đa ngôn ngữ nổi tiếng nhất hiện nay.
Plugin này đã ra mắt khá lâu nhưng vẫn được hỗ trợ và cập nhật thường xuyên.
Đây là sự lựa chọn hợp lý nếu bạn muốn sử dụng lâu dài.
Trong các phiên bản được cung cấp, mình đánh giá cao CMS WPML với $79.
Đây là phiên bản có đầy đủ tính năng hơn Blog WPML có giá $29
Các phương pháp dịch của WPML
WPML chủ yếu tập trung vào việc giúp người dùng dịch thủ công/tự động nội dung.
Plugin này hỗ trợ cả 3 cách:
- Tự dịch – dịch nội dung từ bên trong bảng điều khiển WordPress
- Với dịch thuật viên riêng – với plugin Translation Management, bạn dễ dàng cấp quyền cho dịch thuật viên hoạt động trên web.
- Thông qua dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp – mô-đun Translation Management của WPML cũng giúp bạn tự động đồng bộ với dịch vụ dịch thuật của bên thứ ba.
Giao diện làm việc của WPML
Nếu bạn là người dịch trực tiếp, việc dịch sẽ rất dễ dàng ngay trong WordPress editor.
Bất cứ khi nào người dùng viết một bài mới bằng ngôn ngữ chính.
Sẽ có một sidebar ngay bên cạnh để bạn tạo bản dịch cho bài viết đấy.
Và khi nhấn vào nút +, bạn sẽ được đưa đến một trang mới để thêm bản dịch vào.
Lưu ý ngôn ngữ mình để ở đây là Tiếng Anh (English) và bài được đánh dấu là dịch từ bản gốc?
Ngoài ra, còn có một giao diện song song riêng biệt để người dùng sử dụng.
Các loại nội dung mà WPML hỗ trợ
Một trong những thứ khiến WPML nổi bật là plugin cho phép bạn dịch website một cách toàn diện.
Ngoài giao diện chính, WPML còn cung cấp các giao diện riêng để dịch những thứ như taxonomy, widget, theme và plugin..v..
Ví du: Với theme twentysixteen là 29 tring mình cần dịch
WPML sẽ cho phép:
- Dịch tất cả các string trong bảng điều khiển WordPress
- Import/export string dưới dạng file .po để sử dụng trong PO editor.
Không những vậy, tính năng Track where string appear on site.
Sẽ làm nổi bật các string để bạn kiểm tra xem chúng có được xuất hiện ở front-end hay không,
(tuy nhiên, đừng kích hoạt tính năng khi bạn hoàn thiện bản dịch, website sẽ bị tốn tài nguyên và chậm lại).
Ngoài ra, còn có một giao diện riêng để chuyển ngữ cho taxonomy:
Tóm lại, WPML CMS cho phép người dùng dịch:
- Tất cả text của theme/ plugin
- Menu
- Widget
- Taxonomy
- Custom field
- Custom post type (cả sản phẩm trên WooCommerce )
- Content được tạo bằng page builder
Gói WPML Blog không cung cấp nhiều tính năng linh hoạt – vì vậy hãy chọn gói WPML CMS nếu bạn muốn website được dịch toàn diện.
Các nội dung được dịch bởi WPML có thân thiện với SEO?
WPML có mọi thứ để tối ưu SEO.
Trước tiên, người dùng có ba tùy chọn cho cấu trúc URL:
- Subdirectory –
yoursite.com/vi/content
- Subdomain –
vi.yoursite.com/content
- Parameter –
yoursite.com/content?lang=vi
Không những vậy, WPML cũng:
- Cho phép chúng ta thay đổi URL slug cho từng phần nội dung
- Tự động viết lại các category/menu link để hoàn thiện bản dịch
- Hoạt động tối với các plugin SEO như Yoast SEO hay All in One SEO Pack hay các plugin SEO khác
- Thêm thuộc tính hreflang
Chi phí sử dụng WPML
WPML không có bản miễn phí, chỉ có hai phiên bản Pro sau:
- Multilingual Blog – $ 29
- Multilingual CMS – $ 79 (sử dụng một năm) hoặc $195 (sử dụng trọn đời)
Mua trọn bộ Polylang Pro giá hạt rẻ
Polylang là một plugin chuyển đổi ngôn ngữ khá phổ biến trên WordPress.org.
Plugin này có cả bản miễn phí và Pro, cung cấp nhiều chức năng dịch hơn với giá €99.
Ngoài ra còn có hai gói Pro riêng cho WooCommerce.
Nhìn chung, Polylang gần như giống với WPML hơn là hai plugin còn lại trong danh sách.
Cách sử dụng Polylang để dịch nội dung
Về cơ bản, plugin chỉ cung cấp tùy chọn duy nhất là dịch thủ công với WordPress editor.
Tuy nhiên, Polylang lại tích hợp với plugin Lingotek, cung cấp cho người dùng một hệ thống quản lý phong phú với nhiều tính năng cho phép bạn:
- Tự động dịch website với machine translation
- Có dịch thuật riêng để dịch nội dung
- Thuê một dịch vụ của bên thứ ba
Vì vậy, trong khi các tính năng này không có sẵn trong Polylang, hãy cài đặt thêm Lingotek và bạn sẽ có mọi thứ.
Giao diện dịch chính của Polylang
Giao diện của Polylang trên editor khá tương đồng với WPML.
Trước tiên, bạn viết bài bằng ngôn ngữ chính:
Sau đó, nhấn vào nút + để tạo phiên bản dịch.
Sau đấy, bạn sẽ thấy ngôn ngữ chính của bài viết được kết nối với bản dịch:
Các loại nội dung mà Polylang có thể chuyển ngữ
Trong phiên bản Polylang miễn phí, bạn cũng có khả năng dịch: widget, taxonomy và một số string cơ bản trên website.
Để dịch taxonomy, bạn cần phải sử dụng một giao diện tương tự trong khu vực Categories hoặc Tags:
Bạn có thể tạo các menu riêng, cho từng phiên bản dịch:
Tuy nhiên, strings translate trong Polylang bản miễn phí bị hạn chế đáng kể so với WPML.
Tuy nhiên, có hai tiện ích mở rộng của bên thứ ba sẽ cải thiện được hai chức năng trên:
Ngoài ra, Polylang cũng cho phép chúng ta dịch:
Và nếu không muốn dịch các custom field, bạn có một tùy chọn để đồng bộ hóa các trường này của các phiên bản đã được dịch:
Tuy nhiên, nếu muốn chuyển ngữ trong WooCommerce, chúng ta sẽ cần add-on Polylang for WooCommerce.
Khả năng tối ưu SEO cho nội dung của Polylang
Giống như WPML, Polylang cũng cho người dùng chọn ba dạng URL khác nhau:
Công cụ cũng bổ sung khả năng sử dụng tên miền khác nhau cho mỗi phiên bản dịch.
Ngoài ra, Polylang cũng:
- Hoạt động tốt với Yoast SEO và All In One SEO Pack.
- Tự động liên kết đến các URL có liên quan với mục menu, danh mục, v.v.
- Thêm thuộc tính hreflang
Lưu ý rằng bạn sẽ cần Polylang Pro để dịch URL slug cho custom post type và taxonomy .
Chi phí sử dụng Polylang
Plugin Polylang có bản miễn phí tại WordPress.org.
Đây là ba gói Pro của công cụ này:
- Polylang Pro – €99,00
- Polylang for WooCommerce – €99,00
- Polylang Pro for WooCommerce – €139,00
Trong khi WPML và Polylang khá giống nhau về cách hoạt động cũng như giao diện.
Weglot lại là một plugin dịch thuật mang phong cách riêng.
Đây là những đặc điểm của công cụ này:
- Tập trung nhiều hơn vào tự động dịch, ngoài ra có nhiều tùy chọn dịch thủ công.
- Cung cấp giao diện đám mây (cloud interface) quản lý bản dịch trên cloud, thay vì phải thực hiện mọi thứ từ WordPress dashboard.
- Thanh toán theo SaaS
Weglot gần đây đã vượt mốc doanh thu hàng tháng lên tới €44.000, như vậy họ nhận được rất nhiều người dùng quan tâm và đánh giá cao.
Mình sẽ không nói đến phần cài đặt plugin Weglot nữa.
Cách thức hoạt động của Weglot
Với hai plugin trước, bạn sẽ cần thiết lập website rồi sau đó mới thiết lập được bản dịch
Weglot lại có cách tiếp cận khác:
Ngay khi bạn thiết lập Weglot, công cụ sẽ tự động dịch web bằng machine translation.
Và rất nhanh chóng bạn sẽ có một website được dịch hoàn chỉnh.
Nhưng, vì bản dịch máy có kha khá lỗi ngữ pháp, công cụ sẽ cung cấp cho chúng ta giải pháp:
- Chỉnh sửa thủ công các bản dịch qua hai phương thức (mình sẽ nói sau)
- Sử dụng dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp của riêng bạn.
Giao diện hoạt động chính của Weglot
Weglot có cả giao diện trên server của họ và trong dashboard WordPress.
Đầu tiên, sẽ có giao diện chỉnh sửa file .po
tiêu chuẩn đặt song song bản dịch và bản gốc.
Bạn dễ dàng lọc theo URL hay xem tất cả bản dịch cho website.
Một tính năng rất hay là Weglot sẽ cho người dùng biết liệu có ai đã check bản dịch này hay chưa.
Đây mới là cái hay của Weglot, nó có một trình chỉnh sửa trực tiếp cho phép bạn nhấn vào và sửa ngay lập tức.
Ngay sau khi nhấn vào đoạn text cụ thể, các bạn dễ dàng chỉnh sửa văn bản theo ý mình.
Các loại nội dung mà Weglot hỗ trợ
Weglot có khả năng “mọi đoạn văn bản trong trang”, có nghĩa là công cụ cho phép bạn dịch mọi loại văn bản trên website.
Mình biết plugin sẽ hoạt động tốt với bài viết thông thường, nhưng mình muốn thử cái gì đó mới lạ hơn và mình đã thiết lập hai bài test:
- Thử với theme Hestia trên trang chủ
- Một trang được tạo với Elementor
Và kết quả Weglot làm mọi thứ rất ổn. Đây là một thành phần từ trang Elementor:
Khả năng tối ưu SEO của Weglot
Weglot sử dụng các subdirectory (thư mục con) để tạo một phiên bản riêng biệt.
Vì vậy, mặc dù nó thân thiện với SEO, nhưng lại không được linh hoạt như WPML hay Polylang.
Weglot cũng tự động viết lại tất cả các URL, liên kết nội bộ sẽ tự động kết nối ngôn ngữ tương ứng.
Weglot đã được xác nhận là làm việc tốt với Yoast SEO.
Mình nghĩ các công cụ SEO khác cũng vậy thôi, đây là kết quả khi mình dùng cùng Yoast SEO:
Không những vậy, Weglot cũng tự động thêm các thuộc tính hreflang.
Chi phí cho Weglot
Vì Weglot hoạt động trên theo dạng SaaS, bạn sẽ cần xem xét kỹ các gói trước khi sử dụng.
Chi phí của Weglot dựa trên:
- Số lượng từ bạn cần dịch
- Có bao nhiêu lượt xem trang (pageview) mà bạn nhận được mỗi tháng cho bản dịch.
Ngoài ra, phiên bản dịch của web sẽ không hoạt động nếu các bạn ngưng sử dụng Weglot.
Bạn sẽ không mất đi bản dịch (Weglot sẽ xuất chúng nếu được yêu cầu), đây cũng là đặc điểm mà Weglot khác với WPML và Polylang.
Nếu bạn có kinh phí không quá dư giả, Weglot sẽ khiến chúng ta phải băn khoăn một chút.
TranslatePress là một plugin dịch thuật miễn phí từ Cozmoslabs.
Plugin này là một sự kết hợp giữa WPML/Polylang và Weglot.
TranslatePress cung cấp dịch tự động và trình chỉnh sửa front-end như Weglot.
Nhưng vẫn có những tính năng riêng kèm theo trong dashboard.
Phiên bản cao cấp không bị giới hạn về số lượng từ hay lượt xem trang.
Đây là điểm mình đánh giá cao TranslatePress
Các loại tùy chọn mà TranslatePress cung cấp
TranslatePress sử dụng cả ba phươn pháp dịch.
Khi bạn cài đặt plugin, mặc định sẽ để dịch thủ công.
Nhưng nếu đặt lại, bạn dễ dàng bật tự động dịch thông qua Google Translate (bạn sẽ cần Google Translate API Key).
Tùy chọn dịch tự động sẽ chỉ dịch các chuỗi chưa được dịch thủ công, tránh việc bị ghi đè.
Chưa hết, các bạn dịch thủ công vẫn có khả năng chỉnh sửa sau khi lưu.
Cuối cùng, với add-on Translator Accounts.
Bạn có khả năng tạo các tài khoản chuyên viên dịch thuật hỗ trợ việc quản lý các bản dịch trên website.
Nhược điểm duy nhất của plugin là thiếu sự tích hợp với các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp.
Giao người dùng của TranslatePress
TranslatePress có một phương pháp khá độc đáo trong việc dịch website.
Về cơ bản, công cụ sử dụng một giao diện giống với WordPress Customizer
Để dịch nội dung, các bạn chỉ cần di chuột đến chuỗi mình cần và nhấp vào biểu tượng hình Bút chì.
Khá giống với Weglot phải không?
Sau đó, một menu bên trái sẽ hiện ra cho phép bạn edit.
Giao diện này cũng không giới hạn nội dung.
Hãy sử dụng để chỉnh sửa theme string, widget..v.v.
Ví dụ: TranslatePress không gặp sự cố khi chọn nội dung từ trang chủ theme Hestia.
Các loại nội dung mà TranslatePress hỗ trợ dịch
TranslatePress cho phép dịch mọi loại văn bản trên trang, như:
- Taxonomy
- Các mục menu
- Theme and Plugin string
- Page builder conent
- Shortcode output
- URL
- WooCommerce Product
- …..
Mình đã chạy thử nghiệm với một trang được build bằng Elementor, một lần nữa TranslatePress xử lý rất tốt:
Khả năng tối ưu SEO của TranslatePress
Giống như ba plugin trước, TranslatePress tạo ra nội dung dịch thân thiện với SEO.
Mặc dù bạn sẽ cần Addon cho SEO để mọi thứ hoạt động tốt hơn.
TranslatePress chỉ cung cấp cho người dùng tùy chọn sử dụng các thư mục con (subfolder) cho các ngôn ngữ (khá giống Weglot) – cần cân nhắc nếu bạn thích tên miền phụ (subdomain) hơn.
Ngoài ra, TranslatePress cũng tự động thay đổi các link menu và widget, đây là điều bạn phải làm thủ công với WPML/Polylang.
Tích hợp với Add-on SEO Pack, bạn sẽ dịch được:
- Các URL
- Page title và description
- Image alt text
- Facebook Open Graph tag
Ví dụ: bạn có khả dịch title trang giống như với Yoast SEO
Chi phí cho TranslatePress
Plugin TranslatePress được tải miễn phí trên WordPress.org.
Để có quyền truy cập vào Add-on SEO Pack và hơn thế nữa, nhà cung cấp có ba gói trả phí bắt đầu từ $79:
Vậy đâu là plugin dịch thuật bạn cần?
Các plugin đều có những tính năng riêng, phục vụ tốt cho việc dịch thuật. Vậy nên mình sẽ tổng kết lại như sau:
Polylang sẽ tập trung chủ yếu vào backend, quản lý dịch thủ công.
Mặt khác, Weglot cung cấp cho người dùng giao diện đám mây và dịch tự động (có khả năng chỉnh sửa thủ công).
WPML và TranslatePress sẽ ở giữa. Cả hai plugin đều cho phép chúng ta chọn bắt đầu sử dụng bản dịch thủ công hay tự động.
TranslatePress cũng cung cấp trình chỉnh sửa trực quan bên trong giao diện WordPress.
Vậy bạn nghĩ plugin nào phù hợp với mình? Mình không trả lời thay các bạn được.
Dịch thuật là rất đặc trưng cho từng website, do đó, bạn sẽ cần phải xem xét kỹ từng plugin.
Nhưng sau bài viết này, mình mong là các bạn đã hiểu hơn về dịch thuật trên website WordPress cũng như sử dụng các plugin liên quan.
Nếu có thắc mắc, câu hỏi, hãy để lại bình luận để mình hỗ trợ bạn nhé!