Google PageSpeed Insights là gì ? Công cụ này hoạt động như thế nào ?

17 Nov, 2021 admin

Câu hỏi điên đầu mình hay gặp nhất là “Làm sao đạt được 100/100 điểm với PageSpeed Insights ?”

Có bao giờ câu hỏi tương tự như vậy lướt qua tâm trí của bạn khi tối ưu hiệu suất cho website?

Hiện nay, PageSpeed Insights của Google là một trong những công cụ đo lường khả năng làm việc, tốc độ website đáng tin cậy.

Đội ngũ phát triển của Google luôn đi đầu trong việc tối ưu hóa hiệu suất và công cụ website.

Trong vòng mười năm trở lại đấy, họ đã phát triển khá nhiều công cụ về hiệu suất dành riêng cho những người dùng khác nhau:

Từ các developer tới marketer và cả những người vận hành web thông thường như chúng ta.

Google luôn cung cấp đầy đủ!

Hiện tại, có tới 7 sản phẩm chỉ riêng cho performance được Google phát triển:

  • PageSpeed Insights, phân tích website và đưa ra những đề xuất giúp hoạt động nhanh hơn.
  • Lighthouse, thu thập các dữ liệu về hiệu suất và phân tích vấn đề kỹ thuật cho developer.
  • WebPageTest, một sản phẩm giúp bạn test hiệu năng, đồng thời là một công cụ tối ưu hiệu suất cho các thiết bị thực tế.
  • Chrome DevTools, một bộ công cụ dành cho các developer được tích hợp trong trình duyệt Google Chrome.
  • TestMySite, sản phẩm dành riêng để test hiệu năng trên di động.
  • Speed Scorecard, sử dụng để so sánh tốc độ giữa các website với nhau.
  • Impact Calculator, kiểm tra việc cải thiện tốc độ ảnh hưởng thế nào đến doanh thu.

Vì đây là sản phẩm của Google nên PageSpeed nhanh chóng đạt được nhiều sự chú ý vào năm 2013.

Mặc dù còn rất nhiều công cụ khác, nhưng vì chúng ta đang chơi trên “sân nhà Google“.

Nên đây là lựa chọn tốt nhất và thích hợp nhất.

Trong bài viết này, bạn sẽ hiểu được PageSpeed Insights là gì.

Công cụ này tính điểm như thế nào các thông số trên website bạn.

Đây chỉ là bài giới thiệu là chính, không phải kiểu hướng lên 100 điểm với Google PageSpeed Insights nhé !.

Google-PageSpeed-Insights-la-gi


Google PageSpeed Insights là gì ?

PageSpeed Insights (PSI) sẽ đo performance (hiệu năng) của một trang trên mobile và desktop, sau đó cung cấp các đề xuất để cải thiện cho trang đó.

PageSpeed Insights được cung cấp bởi Lighthouse từ cuối 2018. Có nghĩa là kết quả báo cáo trong PSI dựa trên API Lighthouse.

Khi quét một trang, PageSpeed cung cấp hai loại dữ liệu chính: LabField data.

Lab data được thu thập trong một môi trường được kiểm soát, với một loạt các thiết bị và cài đặt network được chuẩn bị trước.

Loại data này rất hiệu quả để gỡ lỗi các vấn đề về hiệu năng và quá trình test dễ dàng lặp lại nhiều lần.

Tuy nhiên, đôi lúc phương pháp này không hiệu quả với những lỗi thực tế.

Mặt khác, field data (còn được gọi là Real User Monitoring – RUM) sẽ bao gồm dữ liệu đến từ quá trình tải trang thực tế.

Loại dữ liệu này rất hiệu quả khi nắm bắt được trải nghiệm người dùng, tuy nhiên khả năng gỡ lỗi không lớn.

PageSpeed cung cấp loại thông tin nào về website?

Khi người dùng yêu cầu PageSpeed Insights phân tích một trang, công cụ sẽ đưa thông tin các phần và chỉ số khác nhau về hiệu năng của trang đấy.

Theo trình tự xuất hiện:

Speed score:

Google-PageSpeed-Insight-Score

Điểm tốc độ dựa trên dữ liệu Lighthouse lab. Phần sau sẽ nói rõ hơn cách tính loại điểm này.

Field data:

Google-PageSpeed-Insight-Field-Data

Field data dựa trên trải nghiệm thực tế của người dùng Chrome trong vòng ít nhất 30 ngày : bao gồm First Contentful Paint (FCP) và First Input Delay (FID).

Lab data:

Lab-Data-Google-PageSpeed-Insight

Lab data dựa trên số liệu phân tích từ Lighthouse trên thiết bị di động, mạng di động (3G).

Phần tiếp theo sẽ nói rõ hơn về thông số này.

Opportunities:

Opportunities-GG-PageSpeed-Insight

Phần Opportunities bao gồm các đề xuất về hiệu suất, từ đó cải thiện thời gian tải trang.

Mỗi đề xuất sẽ có cả ước tính thời gian tải thực tế để bạn lấy làm thông số so sánh.

Diagnostics:

Diagnostics-GG-PageSpeed

Phần Diagnostics đưa ra những đề xuất mà công cụ thấy bạn nên bổ sung vào website.

Passed audits:

Passed-audits-GG-PageSpeed

Phần Passed Audits sẽ như một bảng tổng hợp check lại các vấn đề về hiệu năng mà bạn đã đạt (phần này không quan trọng lắm)

Theo mình, ba thứ làm nên tên tuổi cho PageSpeed Insights:

  • Speed score (thang điểm 100) cho người dùng thấy website của họ hoạt động như thế nào;
  • Color scheme (với các dấu tích xanh, vàng, đỏ) của các đề xuất giúp chúng ta dễ dàng xác định các vấn nào cần ưu tiên.
  • Tính năng recommendation của công cụ cung cấp feedback trực tiếp những thứ nên cải thiện trên web để có được hiệu suất tối đa.

Số điểm trên PageSpeed Insights được tính như thế nào?

Như mình đã nói, kết quả trên Google PageSpeed Insights dựa trên Lighthouse API.

Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng gì cả: điểm số về tốc độ web được hiển thị trên PageSpeed dựa trên lab data và phân tích bởi Lighthouse.

Thứ mà mình cần các bạn chú ý ở đây là Lighthouse chỉ mô phỏng khả năng tải trang (page load) trong một môi trường chuẩn bị sẵn: mobile networks và các mid-tier device (thiết bị trung cấp)

Các tài liệu từ Google cho thấy cách tính điểm của Lighthouse rất chính xác, giúp chúng ta hiểu được xếp hạng trên PageSpeed đến từ đâu:

Lighthouse sẽ đưa ra điểm Hiệu suất trong khoảng từ 0 đến 100. 0 là điểm thấp nhất có khả năng xảy ra.

Điểm 0 cho thấy web xuất hiện rất nhiều lỗi. […] 100 là điểm số cao nhất tương đương

Với việc website thuộc top đầu về hiệu suất. Điểm 50 sẽ là những web có chất lượng khá tốt, đứng giữa.

Google khẳng định chỉ các item từ phần Metrics (Chỉ số) trong danh mục Performance mới có ảnh hưởng về điểm số.

Các đề xuất có trong phần Diagnostic, Opportunities không ảnh hưởng nhiều.

Mục Performance trong Lighthouse sẽ có tới 6 chỉ số khác nhau:

lighthouse-audits

Mỗi loại đều có số điểm đi kèm.

Lighthouse sẽ cẩn trọng xem xét những điểm này để đưa ra đánh giá hiệu suất (Performance rating).

Mỗi khoảng điểm sẽ có một màu, cụ thể:

  • 0 đến 49 (chậm): Đỏ
  • 50 đến 89 (trung bình): Cam
  • 90 đến 100 (nhanh): Xanh

Nếu bạn muốn biết liệu mỗi metric ảnh hưởng thế nào tới những con số.

Hãy xem spreadsheet của Google về điểm số chi tiết.

Vậy chúng ta cần bao nhiêu điểm PageSpeed?

Không khó để tìm những bài viết chia sẻ bí quyết đạt được 100/100 điểm Google PageSpeed Insights trên Internet.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta đã hiểu rõ cách tính điểm và tại sao việc đạt 100 điểm rất rất khó khăn.

Mobile-first index cũng là một yếu tố được PageSpeed đánh giá.

Tất nhiên, việc có điểm số thuộc khoảng xanh sẽ dễ hơn, nhưng mình lại có một câu hỏi đặt ra:

Liệu điểm PageSpeed có thực sự nói lên điều gì về website không ?

Hay chỉ đơn thuần là một con số?

Nhưng sau một hồi tìm hiểu, theo ý kiến cả nhân mình thì đây chỉ là một con số mà thôi

Đây cũng là lý do tại sao các bạn không nên để tâm quá nhiều vào điểm PageSpeed.

(mình đã giải thích tại sao điểm PageSpeed không phải là tất cả, hãy tham khảo nhé!).

Có rất nhiều mẹo hay cách giúp bạn có được điểm số cao.

Ví dụ:

Sử dụng một số kỹ thuật tối ưu code (như tạm dừng các file JS không quan trọng hoặc CSS không được sử dụng), có khả năng cải thiện điểm số lên màu xanh.

Nhưng như vậy là chưa đủ.

Thứ mà làm web của bạn thay đổi thực sự chính là thời gian tải trang (loading time).

Thời gian tải web càng thấp, thuộc 1 trong 6 chỉ số ở trên, điểm số sẽ càng cao.

Vậy PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?

Điểm số Google PageSpeed Insights mà web bạn đạt được: không ảnh hưởng tới xếp hạng trên Google.

Những con số này dường như không nói lên điều gì về SEO cả.

» Hướng dẫn cơ bản về SEO trong WordPress cho người mới bắt đầu

Nhưng có một sự liên quan khá lớn giữa cách tính điểm trên trang và thứ hạng xếp hạng trên SERP đấy.

Như các bạn thấy, điểm số PageSpeed là kết quả của việc phân tích hiệu suất tổng thể dựa trên các số liệu.

Điểm số càng cao » nhiều khả năng trang đó càng tốt.

Tuy nhiên, điểm cao chỉ cho thấy hiệu suất trang tốt trong Google mà thôi, không đảm bảo thứ hạng trong SERP sẽ tăng.

Việc này cho thấy Lighthouse đánh giá web dựa vào các giá trị trả về.

Nếu bạn làm trang load nhanh và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn, điểm PageSpeed sẽ tăng.

Một trang web có tốc độ cao được Google chú ý hơn cả, và chính điều này ảnh hưởng đến SERP.

Như vậy, chúng ta nên tập trung vào cải thiện tốc độ website:

Tốc độ là một yếu tố để xếp hạng thực sự, không phải là một con số trống rỗng.

Hãy quan tâm hơn về tốc độ trên website, nó thực sự rất quan trọng.

Kết

Với bài viết hôm nay, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Google PageSpeed Insights:

Công cụ này là gì?

Chức năng?

Hiểu rõ về cách tính điểm PageSpeed

Mối quan hệ giữa kết quả trên PageSpeed Insights và thứ hạng SEO.

Nếu các bạn thấy hữu ích đừng quên đăng ký để nhận bài viết mới nhất nhé!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments