Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng trong WordPress

17 Nov, 2021 admin

Nếu bạn đang cài đặt Google Analytic, Facebook Pixel, Google Search Console…. Đôi khi bạn cảm thấy có quá nhiều scrip trên website mình. Bạn muốn có một công cụ thay thế tất cả chúng. Bạn đã nghe đến Google Tag Manager chưa? Vậy Google Tag Manager là gì?

google-tag-manager-la-gi

Đừng lo lắng. Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để cài đặt và thiết lập Google Tag Manager một cách đúng nhất trong WordPress và giải thích các lợi ích của việc này.

Google Tag Manager là gì (GTM) ?

Google Tag Manger là một công cụ miễn phí của Google giúp quản lý, thêm các marketing tag (đoạn code hay mã tracking) vào website (hay mobile app) mà không cần chỉnh sửa đến code.

Thông thường các website cần phải thêm các đoạn code khác nhau để theo dõi tỉ lệ chuyển đổi, lượt truy cập, thời gian onsite, tỉ lệ thoát…

Đọc thêm bài cách giảm tỉ lệ thoát và mẹo tăng traffic cho website của bạn.

Lợi ích của GTM

Với Google Tag Manager, bạn có thể dễ dàng thêm và quản lý tất cả các scripts đó từ một bảng điều khiển độc lập

Nó có các sẵn các mẫu tag khác nhau cho Google Analytics, Adwords, DoubleClick, v.v… tag manager cũng hoạt động với vài công cụ phân tích bên thứ ba và các nền tảng theo dõi.

Ngoài ra, bạn có thể custom HTML để thêm bất kỳ đoạn code hoặc mã theo dõi nào bạn muốn

Điều này tiết kiệm thời gian cho bạn trong việc thêm vào và bỏ đi các tags từ code của mình và muốn quản lý nó từ bảng điều khiển duy nhất.

Chưa kể đến, tất cả các scripts đó được tải chỉ trong một script.

Ngoài ra nếu bạn nào là dân Marketing thì việc cài tracking code là chuyện thường ngày, mà đôi khi bạn sẽ không có khả năng về kỹ thuật hoặc không có quyền truy cập website, thì Google Tag Manager là một trong những giải pháp hoàn hảo cho bạn.

Với những thông tin trên, bạn đã thấy Google Tag Manager thú vị rồi chứ !

Để phục vụ cho bài viết này, Diều Hâu sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để cài Google Analytics bằng Google Tag Manager.

Điều quan trọng cần phải chú ý là hướng dẫn này là cho các trang self-hosted WordPress.org (tham khảo bài viết Sự khác biệt giữa WordPress.org và WordPress.com).

Nếu bạn không có một trang WordPress, thì hãy tham khảo hướng dẫn của chúng tôi về việc tự cài đặt wordpress trên hosting.

Đầu tiên bạn sẽ cần tạo một tài khoản Google Analytics cho trang web của mình nếu bạn chưa làm vậy.

Bạn có thể đọc bài viết hướng dẫn cài đặt Google Analytics trong WordPress

Thay vì thêm trực tiếp đoạn code vào WordPress, chúng ta sẽ sử dụng Google Tag Manager (GTM) để làm điều đó.

Cài Đặt Google Tag Manager

Đăng Ký

Hãy đi đến trang web GTM và đăng ký với cùng một tài khoản gmail mà bạn dùng với Google Analytics.

Vào trang chủ Google Tag Manager. Ở Bước này bạn điền Account Name rồi bấm continue

add-new-account-gtm

Điền Account Name, Country

Tiếp theo điền tên website, và chọn nền tảng Web. Bấm Creat, sẽ có một tab các điều khoản hiện lên chọn YES.

dieu-khoan-google-tag-manager

Tích acccept ở góc dưới và bấm YES

dien-thong-ton-container

Điền tiền Container name và chọn nền tảng bạn muốn

Một bảng hướng dẫn cách cài đặt google tag manager sẽ hiện ra. Sẽ có 2 cách: Bạn có thể chèn đoạn code đầu vào phần thẻ head

Hoặc chèn đoạn code thứ 2 vào phần bodycách mình hay làm nhất đó làm chèn vào phần header.

tag-manager-codeHai cách để bạn chèn đoạn code này vào website của mình

Đây là giao diện sau khi bạn cài đặt xong Google Tag Manager.

bang-dieu-khien-google-tag-manager

Giao diện bảng điều khiển của Google Tag Manager

Thiết Lập Google Tag Manager

Tạo Tag Mới

Giờ thì tài khoản Google Tag Manager đã sẵn sàng, vậy thì bước tiếp theo là thêm một tag mới vào. Bạn có thể làm điều đó bằng việc click vào Add a new tag

creat-new-tag-gtm

Click Add a new tag

Một bảng Tag Configuration sẽ hiện ra để bạn lựa chọn Setting, đặt tên cho nó tùy theo ý bạn.

tag-configuration-gtm

Đặt tên và bấm vào biểu tượng ở giữa

Hiện tại có 90+ mẫu được tích hợp sẵn cho bạn lựa chọn. Không chỉ có các nền tảng của Google mà có cả bên thứ 3

Ok giờ chúng ta sẽ chọn Google Analytics. Ngoài ra thì bạn có thể chọn nhiều tag hơn hoặc chọn custom HTML

cac-mau-co-san-trong-gtm

Một khi bạn đã chọn Google Analytics – Universal Analytics, và bạn sẽ được yêu cầu cung cấp Analytics Tracking ID của mình.

Copy Tracking Code

Tracking ID này là một đoạn code cho phép Google nhận diện được trang web của bạn. Bạn có thể có được ID này bằng việc đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của mình và đi đến Admin tab.

Chọn tài khoản và quyền sở hữu cho trang của bạn và click vào Tracking Info để mở rộng phần đó. Bạn sẽ thấy đường link Tracking Code.

tracking-code-UA-ID

UA code ở trong phần Admin Setting » Thông tin theo dõi » Mã theo dõi

  • Track Type: Chọn Page View
  • Tích vào Enable overriding settings in this tag
  • Tracking ID: Điền UA code bạn đã copy ở trên
  • Triggering: Chọn All pages

tag-config-gtmChọn một số cài đặt như ảnh

Cách chèn Tag Manager Code vào WordPress

Điều đầu tiên bạn sẽ cần làm là cài đặt và kích hoạt plugin Insert Headers and Footers. Sau khi kích hoạt, bạn sẽ cần phải đi đến Settings » Insert Headers and Footers.

insert-header

Ảnh ví dụ

Dán Tag Manager code vào phần header và click vào Save để lưu lại.

Nếu bạn không muốn phải cài đặt một plugin, thì bạn cũng có thể thêm đoạn code Google Tag Manager vào giao diện WordPress hoặc child theme của mình.

Đơn giản là vào file header.php và dán code này vào ngay sau thẻ head là được.

Rời Preview Mode và Submit

Các tags trong Google Tag Manager sẽ không được public nếu bạn không chọn. Đi đến bảng điều khiển Google Tag Manager và click vào Submit.

Bạn cũng có thể xem trước trang web của mình và Google Tag Manager sẽ cho bạn thấy các tag được kích hoạt trên mỗi lượt xem trang.

Google-tag-manager-preview

Bấm Preview, Chức năng preview sẽ hiện ngay trên browser

preview-gtm

Như vậy là thành công

Leave-Preview-Mode

Chọn Leave Preview Mode

Mọi thứ bạn cài đặt từ đầu đến giờ vẫn chỉ đang ở Preview Mode (chế độ xem trước). Ban cần bấm Leave Preview Mode rồi Submit để hoàn thành nhé.

Hiện những tag đang Live

Đó là tất cả, bạn đã thành công trong việc cài đặt và thiết lập Google Tag Manager cho trang WordPress của mình.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu được google tag manager là gì và tác dụng hữu ích của nó nhé.

Bạn cũng có thể cài Extension Tag Assistant By Google để kiểm tra các tag đã cài trên Website mình nhé.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments