[Infographic] WordPress là gì? Vì sao nó được sử dụng nhiều nhất?
17 Nov, 2021 admin
WordPress chắc chắn là không xa lạ gì với một bloger. Nhưng một số người mới vẫn thường xuyên đặt câu hỏi WordPress là gì?
Mặc dù cũng khá nhiều bài viết về chủ để này, nhưng Diều Hâu vẫn muốn có một bài viết tổng quan cho các bạn mới học WordPress hiểu hơn về nó.
Mục Lục
- WordPress là gì
- Lịch sử phát triển
- WordPress.org và WordPress.com
- Nét nổi bật của WordPress
- Theme
- Plugin
- Một số tính năng khác
- WordPress Multisite
- Một số giải thưởng
- Lịch sử các phiên bản
- Kết luận
WordPress là gì
WordPress (WordPress.org) là một hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở miễn phí (CMS), được viết bằng ngôn ngữ PHP và sử dụng với MySQL database
Chức năng nổi bật khác biệt của hệ thống này chính là Plugin và Theme.
Lúc đầu nó chủ yếu được mọi người sử dụng để tạo blog.
Nhưng ngày nay nó đã là một mã nguồn xây dựng được mọi thể loại website như: website bán hàng trực tuyến, thương mại điện tử, dịch vụ, giới thiệu công ty, diễn đàn.
Ngó qua Top 40 website lớn nhất thế giới sử dụng WordPress
Nó đã được sử dụng trên 60 triệu website trên thế giới.
Theo một thống kê của W3Tech đến Tháng 4 Năm 2018 nền tảng này chiếm 30% trong top 10 triệu website trên toàn cầu.
WordPress là công cụ xây dựng website phổ biến nhất hiện nay.
Để hoạt động, WordPress phải được cài đặt trên web server, hoặc bạn có thể cài trên local để phục vụ học tập hoặc test.
Lịch sử phát triển
b2/cafelog hay được gọi với cái tên b2 hoặc cafelog, là tiền thân của WordPress. Tháng 5 năm 2003 ước tính đã được cài đặt trên khoảng 2.000 blog
Nó được viết bằng PHP và sử dụng với MySQL bởi Michel Valdrighi, người được biết đến là một nhà đồng phát triển ra WordPress.
Ngày 27 tháng 5 năm 2003 WordPress chính thức được công bố ra mắt bởi Matt Mullenweg và Mike Little.
Christine Selleck Tremoulet, một người bạn của Mullenweg, đã gợi ý đặt tên là WordPress
Ngoài WordPress còn có một dự án khác mang tên b2evolution, cũng đã được phát triển
Nói chung là nó không được thành công như người anh em WordPress.
Ước tính đến nay chỉ có khoẳn 0.1% số lượng website dùng mã nguồn này.
Đến năm 2004 một số điều khoản giấy phép sử dụng của Movable Type (Một CMS đối thủ của WordPress) thay đổi bởi Six Apart.
Kết quả là rất nhiều người dùng từ đã chuyển sang dùng WordPress, đây có lẽ bước ngoặt lớn của WordPress.
Tháng 10 năm 2009 WordPress được đánh giá là thương hiệu mạnh nhất, trong tất cả các hệ thống quản lý nội dung mã nguồn mở hiện tại.
Tính đến tháng 2 năm 2017 WordPress được sử dụng trên đến 58.7%, trong số tất cả các CMS được biết đến. Và chiếm 27.5% trong số 10tr website hành đầu thế giới.
WordPress.org và WordPress.com
Khá nhiều người có thể nhầm lẫn 2 website là một. Và chưa hiểu wordpress là gì
Tôi đã có một bài so sách WordPress.org và WordPress.com tại đây
Như tôi đã giải thích wordpress là gì (CMS mã nguồn mở miễn phí Self-Hosted (Tự Host)): Có nghĩa là bạn sẽ được tự quản lý tất từ website, tên miền đến hosting nơi lưu trữ website.
Còn WordPress.com là một dịch vụ cho bạn tạo website miễn phí trên đó.
Tham khảo Wix và WordPress – Cái nào tốt hơn? (Ưu và nhược điểm)
Với Sub-domain dạng example.wordpress.com. Bạn sẽ được cung cấp sẵn tên miền, hosting.
Và cả giao diện miễn phí có sẵn. Nhưng nếu bạn muốn tùy biến hay thêm bất kỳ chức năng nào khác. Thì bạn sẽ phải trả thêm phí, nói chung là cũng không rẻ.
Nét nổi bật của WordPress là gì
Nếu ai hỏi tôi điểm mạnh WordPress là gì. Tôi sẽ trả lời ngay là “KHÔNG GIỚI HẠN”
WordPress là một công cụ tạo xây dựng được mọi loại website.
Hãy cùng xem infographic dưới nhé:
Không quá lời khi nói nó có thể xây dựng mọi thứ không giới hạn.
Đơn giản và linh hoạt chính là thứ mà mọi blogger đều thích ở WordPress.
Nó lưu trữ nội dung của bạn cho phép bạn tạo và xuất bản website chỉ với một tên miền và web server.
WordPress có một hệ thống template có sẵn cho phép người dùng dễ dàng sử dụng.
Và plugin giúp mở rộng thêm những tính năng khác cho website của bạn.
Hai tính năng nay chính là điểm nổi bật của WordPress so với các CMS khác.
Theme
Theme ( Giao diện) cho phép người dùng thay đổi giao diện một cách dễ dàng chỉ với một nút bấm.
Tôi đã tổng hợp 59 Theme WordPress miễn phí đẹp nhất năm 2019 đừng bỏ qua nhé.
Mỗi một website WordPress sẽ đều phải có ít nhất 1 theme WordPress để hiển thị giao diện.
Bạn có thể dễ dàng cài đặt Theme bằng cách vào Apperance ở thanh Menu bên trái.
Đây là hướng dẫn cài đặt Theme WordPress cho người mới
Mỗi một theme bạn có thể tạo một Child theme (giao diện con). Nó sẽ kế thừa tất cả tính năng của parent theme (theme mẹ).
Theme WordPress thường được phân loại thành hai loại: FREE và PREMIUM.
Những theme miễn phí bạn có thể tìm và tải trực tiếp trên WordPress.org
Chúng được phát triển bởi developer của WordPress.
Các theme cao cấp có thể mua từ các chợ theme nổi tiếng đều được phát triển bởi một bên thứ 3
Bạn hoàn toàn có thể tự phát triển một theme cho riêng mình dựa trên các tiêu chuẩn của WordPress.
Plugin
Plugin cho phép người dùng mở rộng thêm những tính năng và chức năng trên blog hay website.
Hiện nay trên WordPress.org có hơn 54.282 plugin hoạt động. Chưa tính đến nhiều plugin khác của bên thứ 3 phát triển.
Nếu chưa bết cài đặt plugin WordPress (Từng Bước Một) hãy đọc bài này nhé.
Một plugin cho phép người dùng thay thêm hay thay đổi tính tính năng phù hợp với nhu cầu cụ thể.
Từ tối ưu SEO (Tối ưu công cụ tìm kiếm), tạo website membership (cho phép người dùng đăng ký trên website bạn), Cache plugin (Tăng tốc website), Backup (Sao lưu dữ liệu Website), hay WooCommerce ( Plugin nổi tiếng cho các website bán hàng trực tuyến)…
Tham khảo 20 Plugin tốt nhất cho mọi Website WordPress
Hầu như bạn có thể tìm chúng trên WordPress.com với bản FREE
Có những bên thứ 3 họ cung cấp Premium Plugin trên chính website của họ.
Một số tính năng khác
WordPress cũng có tính năng tích hợp sẵn đó là: quản lý liên kết
Một công cụ tìm kiếm, thân thiện, cấu trúc permalink gọn gàng;
Khả năng tạo nhiều category (danh mục) cho bài viết; và hỗ trợ cho việc gắn tag (thẻ) cho bài viết.
Cho phép người dùng comment trên blog hoặc website.
Cho phép user đăng bài viết trên blog của bạn.
Nâng cao bảo mật WordPress như xác minh 2 bước, chặn IP…
Thu thập email người dùng
Có sẵn một công cụ sẵn thảo nội dung Visual Editor rất trực quan ( như dùng Word vậy).
WordPress Multi-User và Multi-site
Kể từ WordPress version 3.0 trở về trước. WordPress chỉ hỗ trợ duy nhất một blog cho một lần cài đặt.
Tất nhiên là bạn có thể chạy nhiều website khác nhau trên cùng một hosting.
Những mỗi website sẽ phải ở một thư mục riêng và có database riêng.
WordPress Multisite (trước đây là WordPress Multi-User, WordPress MU hoặc WPMU) là một bản cập nhật khác của WordPress được tạo ra để cho phép cài đặt được nhiều blog hay website chỉ với 1 lần install, và quản lý tập trung ở một dashboard duy nhất.
Kể từ WordPress 3.0 trở đi thì WordPress Multisite đã được tích hợp vào luôn trong WordPress.
Một số giải thưởng
Winner “Giải thưởng phần mềm mã nguồn mở tốt nhất” của InfoWorld, được trao vào năm 2008
Winner “Giải thưởng CMS mã nguồn mở tốt nhất“, được trao vào năm 2009.
Người chiến thắng của hạng mục “Hall of Fame CMS” của Digitalalsynergy, được trao vào năm 2010
Người chiến thắng “Giải thưởng Bossie cho Phần mềm mã nguồn mở tốt nhất” của InfoWorld, được trao vào năm 2011
WordPress có xếp hạng 5 sao cho privacy từ Electronic Frontier Foundation.
Lịch sử các phiên bản
Đến nay đã có tổng cộng 34 bản cập nhật lớn, từ phiên bản đầu tiên xuất hiện năm 2003
Và mới gần đây đây nhất là WordPress 5.0 với tên gọi là Bebo.
Cập nhật thêm tính năm mới đó là Glutenberg nhằm năng cao trải nghiệm cho người dùng ở khu vực đăng bài viết bằng nhiều tính năng mới.
Nhưng hiện nó không được đánh giá cao cả về tính năng lẫn tính dễ sử dụng.
Kết Luận
Mặc dù là một Free CMS Open Source lớn nhất thế giới, nhưng WordPress cũng từng có rất nhiều lỗ hổng bảo mật.
Điều này cũng rất dễ hiểu là một trong những nền tảng được sử dụng nhiều nhất, nên việc bị hacker nhòm ngó là điều khó tránh khỏi.
Nhưng đội ngũ phát triển của WordPress luôn cố gắng tung ra các bản cập nhật mới để vá lỗi.
Đến hiện nay WordPress cũng đã khá ổn định và các bạn có thể yên tâm sử dụng.
Mong là bài viết này giúp bạn hiểu wordpress là gì, nếu có bất cứ thắc mắc hãy comment ở dưới nhé.