IOT là gì? Ứng dụng của IOT trong cuộc sống thực tiễn

10 Nov, 2021 admin

Những năm gần đây, khái niệm về IOT đang dần trở nên phổ biến và được nhiều hãng sản xuất ứng dụng để mang lại sự tiện lợi hơn cho cuộc sống. Cùng mình tìm hiểu về khái niệm IOT là gì? cấu trúc và ứng dụng của IOT nhé!

IOT là gì? 

IOT-la-gi
Tìm hiểu thông tin về IOT

IOT là từ viết tắt của Internet of Things có nghĩa là Internet vạn vật, một trong các hệ thống về thiết bị tính toán, máy móc cơ khí và kỹ thuật số hoặc con người có liên quan đến nhau với khả năng truyền dữ liệu qua mạng mà không cần yêu cầu sự tương tác giữa con người với máy tính.

IOT còn là một trong bốn nền tảng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, IOT còn được xem là “huyết mạch” của toàn bộ hệ thống. Sự bùng nổ của IOT tạo ra rất nhiều tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống và xã hội.

Dưới sự ảnh hưởng của IOT, hàng loạt quy trình công việc sẽ được thay đổi theo hướng tự động hoá nhiều hơn trước. Giúp nâng cao khả năng hoạt động cũng như vận hành của hệ thống và sẽ mang lại trải nghiệm đột phá cho người dùng.

Một mạng lưới Internet of Things có thể chứa từ 50 đến 100 nghìn tỉ đối tượng được kết nối, mạng lưới này có thể theo dõi tất cả sự di chuyển của từng đối tượng.

Tìm hiểu về Cấu trúc của IOT 

cau-truc-iot
Tìm hiểu về cấu trúc IOT trong cuộc sống

Cấu trúc Internet of Things

Một hệ thống IOT sẽ bao gồm có 4 thành phần chính bao gồm: Thiết bị, trạm kết nối, hạ tầng mạng và bộ phân tích và xử lý dữ liệu.

Các đặc trưng cơ bản của IOT

Không đồng nhất: Các thiết bị trong IOT thường không đồng nhất vì sở hữu hầu như các phần cứng, cũng như hệ thống khác nhau và có thể tương tác với nhau thông qua sự liên kết của các hệ thống.

Kết nối liên thông (Interconnectivity): Đối với hệ thống IOT, các vật dụng, thiết bị đa dạng đều có thể kết nối với nhau chỉ cần thông qua mạng lưới thông tin và cơ sở hạ tầng liên lạc tổng thể.

Dịch vụ liên quan đến “Thiết bị”: Hệ thống IOT có khả năng cung cấp các dịch vụ liên quan đến “Things” chẳng hạn như bảo vệ sự riêng tư cá nhân và nhất quán giữa thiết bị vật lý và phần mềm.

Có quy mô lớn: Số lượng rất lớn từ các thiết bị, máy móc sẽ được quản lý và giao tiếp với nhau cùng với quy mô lớn hơn nhiều so với số lượng máy tính kết nối Internet hiện nay. Số lượng thông tin được truyền đến bởi các thiết bị, sẽ lớn hơn nhiều so với con người thực hiện.

Có thể thay đổi linh hoạt: Như các trạng thái của các thiết bị điện tử, máy móc có thể tự động thay đổi tắt hoặc bật, kết nối hoặc ngắt và truy xuất vị trí,…

Ưu và nhược điểm của IOT là gì?

Ưu điểm

Truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi trên tất cả thiết bị.

Cải thiện tất cả các việc giao tiếp giữa các thiết bị điện tử được kết nối.

Chuyển dữ liệu qua mạng Internet sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc hơn.

Tự động hóa hầu hết các nhiệm vụ giúp cải thiện chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Nhược điểm

Khi nhiều thiết bị được kết nối, nhiều thông tin được chia sẻ giữa các thiết bị với nhau, có thể bị lấy cắp các thông tin bí mật.

Các doanh nghiệp còn có thể phải đối phó với số lượng lớn các thiết bị IOT và việc thu thập, quản lý dữ liệu từ các thiết bị đó như là một thách thức.

Nếu có lỗi xảy ra trong hệ thống, có khả năng hầu hết thiết bị được kết nối sẽ bị hỏng.

Vì không có tiêu chuẩn quốc tế nào về khả năng tương thích cho IOT, nên rất khó để các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giao tiếp với nhau.

Vai trò của IOT trong đời sống

IOT giúp cho cuộc sống thông minh và phát triển hơn, tiện lợi và kết nối tốt hơn. Hệ thống Internet kết nối vạn vật này còn cung cấp cho các doanh nghiệp về cái nhìn chi tiết mọi thứ từ thời gian, hiệu suất của máy móc đến chuỗi cung ứng và hoạt động hậu cần.

IOT không chỉ giúp công ty tự động hóa các quy trình mà còn giảm các chi phí lao động, giảm các chất thải độc hải, làm cải thiện dịch vụ, và làm cho việc sản xuất cũng như giao hàng ít tốn kém hơn đồng thời mang lại sự minh bạch trong các giao dịch của khách hàng.

Do đó, IOT là công nghệ có tầm quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Ứng dụng của IOT

IOT mang lại lợi ích cho doanh nghiệp như việc triển khai cụ thể dựa trên việc truy cập vào nguồn dữ liệu về các sản phẩm và các hệ thống nội bộ của họ. Các nhà sản xuất còn đang bổ sung các cảm biến vào thành phần của tất cả các sản phẩm để giúp nó có thể kết nối và truyền tải dữ liệu, từ đó giúp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi trước khi thiệt hại xảy ra.

Đối với người dùng IOT sẽ làm cho nhà, văn phòng và phương tiện trở nên thông minh hơn, dễ đo lường hơn và tự động tốt hơn. Các thiết bị thông minh như trợ lý ảo như Google Assistant giúp tiết kiệm sức lực, hỗ trợ các công việc hằng ngày như phát nhạc, bật điều hòa,…

Khái niệm về IOT là gì?

Có thể hiểu đơn giản như sau IOT là một kịch bản của thế giới. Khi mà mỗi đồ vật và con người được cung cấp một định danh nhất định của riêng mình và hầu như tất cả có khả năng truyền tải và trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp nào giữa người với người hay là người với máy tính.

Nói cách khác để có thể dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung Internet of Things là khi hầu hết tất cả mọi thứ đều được kết nối với nhau thông qua mạng Internet. Và bạn có thể tự kiểm soát mọi đồ vật của chính mình chỉ thông qua bằng một thiết bị thông minh như smartphone, tablet, PC hay thậm chí chỉ bằng một chiếc smartwatch nhỏ bé trên tay của bạn. Việc kết nối này có thể được thực hiện thông qua Wifi, mạng viễn thông (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee hay hồng ngoại v.v…

>> Xem thêm: Thiết kế web chuyên nghiệp

Kết luận

Qua bài viết này sẽ giúp cho bạn biết thêm nhiều kiến thức về IOT, khái niệm IOT, tìm hiểu IOT, IOT là gì? Để bạn có thể theo đuổi lĩnh vực cũng như đam mê công nghệ của mình. Hãy để lại bình luận nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments