Meta description là gì? Tiêu chuẩn tối ưu thẻ mô tả chuẩn SEO 2021
17 Nov, 2021 admin
Có lẽ bạn đang trên con đường tìm kiếm “Bí kíp” trong SEO và vô tình tìm thấy bài viết này của Diều Hâu. Chúng tôi rất tiếc phải nói rằng chỉ bài viết này thôi là không đủ. Tuy vậy bạn đã tìm được một con đường tắt đến điểm đích mà bạn mong muốn.
Hiểu rõ hơn về định nghĩa Meta description là gì ngay trong bài viết này để có thể vững vàng đi trên con đường chinh phục Search Engine trong năm 2021 này nhé!
1. Meta description là gì?
Meta description là một thuộc tính trong ngôn ngữ lập trình HTML có tác dụng cung cấp một bản tóm tắt ngắn gọn của một bài viết hoặc một trang web bất kỳ. Vì thế nên meta description thường được gọi chung là thẻ mô tả.
Thẻ mô tả khi xuất hiện trên SERPs thường nằm ngay dưới URL và tiêu đề bài viết.
2. Thẻ mô tả có quan trọng trong SEO?
“Thẻ mô tả không ảnh hưởng trực tiếp đến SEO”.
Điều này đã được chính Google khẳng định – Thuật toán xếp hạng của Google không sử dụng từ khóa trong thẻ mô tả – Đây chính xác là tiêu đề của bài viết. Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn tại đây.
Vậy vì lý do gì mà các SEOer chuyên nghiệp vẫn coi trọng đoạn mô tả ngắn này?
Thuật toán Google Rankbrain sẽ xếp hạng bài viết dựa theo tỉ lệ nhấp (CTR). Trong khi đó, thẻ meta description giúp tăng thêm tỉ lệ nhấp từ người dùng. Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của bạn.
Vì vậy, hãy xem thẻ mô tả là một yếu tố quan trọng cần tối ưu trong SEO Onpage.
Vậy tối ưu thẻ meta description như thế nào? Cùng đọc tiếp nội dung dưới đây bạn nhé.
3. Tôi có thể viết thẻ mô tả ở đâu?
Thông thường mọi người sẽ sử dụng nền tảng WordPress cho website của mình. Nhưng WordPress lại không hỗ trợ khung để viết thẻ meta.
Đừng quá lo lắng. Những SEO plugin như SEO by Yoast và Rank Math SEO sẽ hỗ trợ bạn trong việc này.
Đối với Yoast SEO:
Bạn truy cập vào quản trị WordPress → Post → add new → Click vào biểu tượng Yoast (Góc trên cùng bên phải) → Google Preview
Cụ thể hơn hãy theo dõi ảnh dưới đây:
Đối với Rank Math
Bạn truy cập vào Quản trị WordPress → Posts → add new → Options → Click bật Rank Math lên → Edit Snippet
Cụ thể hơn hãy theo dõi ảnh dưới đây:
4. 7 tiêu chuẩn trong tối ưu Meta description
Nếu tuân thủ 7 tiêu chuẩn dưới đây mỗi khi publish (đăng tải) một bài viết mới thì thẻ mô tả của bạn đã được một số điểm tương đối chuẩn SEO rồi. Hãy bắt đầu với…
4.1. Tối ưu độ dài cho thẻ mô tả
Chiều dài tối ưu được khuyến nghị cho thẻ meta từ 155 – 160 ký tự hoặc 920px.
Nếu bạn sử dụng 2 plugin (Yoast SEO, Rank Math) mà Diều Hâu có giới thiệu bên trên, bạn hoàn toàn có thể tối ưu theo Review sẵn. Plugin SEO hỗ trợ bạn xem trước không những thẻ mô tả mà còn có thẻ tiêu đề (link thẻ tiêu đề) và cả đường dẫn nữa.
4.2. Tối ưu văn phong cho thẻ mô tả
Văn phong cho thẻ mô tả như thế nào còn tùy thuộc vào chủ đề bài viết của bạn và lượng độc giả trong website. Nhưng hãy ưu tiên sử dụng văn phong đơn giản, gần gũi, không chứa quá nhiều từ ngữ chuyên môn.
Bạn chỉ nên thực hiện viết thẻ mô tả sau khi đã hoàn thành bài viết. Vì lúc này bạn đã có thể tóm lược những nội dung quan trọng vào 1 đoạn ngắn súc tích.
Tuy vậy, không phải bao giờ thẻ meta cũng chỉ dùng để tóm lược nội dung. Đối với những bài viết bán hàng, bạn phải có những yếu tố câu từ thu hút, nhằm hướng sự chú ý và tăng thêm tỉ lệ click vào trang nhiều hơn.
Ví dụ:
Đối với một bài viết chủ đề bất động sản hoặc bất kỳ bài viết bán hàng nào như trên, bạn sẽ cần tập chung nói về tính năng cơ bản của sản phẩm đề khách hàng có thể thấy được lợi ích khi họ sở hữu nó. Những ưu đãi, chính sách và một lời kêu gọi hành đồng là những yếu tố không nên bỏ qua.
Ngược lại, với những bài viết thiên về kiến thức, bạn cần viết thẻ mô tả với văn phong mang những yếu tố như: Tóm tắt sơ bộ về nội dung bài viết hoặc sử dụng những câu từ tạo cảm giác mạnh khiến người đọc ngay lập tức muốn tìm giải pháp.
4.3. Call to action – một yếu tố cần thiết
Call to action chính là một trong những yếu tố cần thiết nhất trong thẻ mô tả. Cho dù bạn viết để tóm lược nội dung hay cung cấp thông tin sản phẩm, CTA là một yếu tố không nên bỏ qua.
Kết thúc câu nói bằng một CTA sẽ đánh mạnh vào tâm lý muốn hành động của người dùng.
Một số câu CTA bạn có thể tham khảo qua như:
- Tham khảo ngay
- Click vào xem ngay
- Khám phá ngay
- Miễn phí
4.4. Tối ưu từ khóa trong description
Dù không ảnh hướng đến SEO nhưng khi người dùng Search từ khóa trên công cụ tìm kiếm, họ sẽ thấy từ khóa được in đậm nổi bật trong thẻ mô tả của bạn.
Nhưng đừng vì vậy mà sử dụng quá nhiều từ khóa. Bạn chỉ nên sử dụng duy nhất 1 từ khóa trong thẻ meta description và nên là từ khóa dài.
4.5. Tối ưu độ độc đáo
Sao chép hay đạo văn chưa bao giờ là tốt cả. Chưa kể việc Google sẽ phạt bạn nếu như phát hiện website của bạn có sử dụng sao chép.
Meta description của bạn phải độc đáo giữa 10 kết quả tìm kiếm khác thì mới có thể gây sự chú ý từ người dùng.
4.6. Không sử dụng dấu ngoặc kép
Vì thẻ mô tả mang là một thuộc tính của HTML nên khi sử dụng dấu ngoặc kép “” sẽ khiến Google nhầm tưởng đậy cũng là một đoạn mã và cắt bỏ nó.
Nên giải pháp ở đây là từ bỏ sử dụng dấu ngoặc kép và tốt nhất chỉ nên sử dụng ký tự chữ và số.
4.7. Cân nhắc sử dụng Rich Snippet
Rich Snippet giúp thẻ mô tả của bạn trông nổi bật hơn bằng cách cung cấp đánh giá dưới dạng sao, hình ảnh nổi bật, thông tin thêm.
Bạn hoàn toàn có thể thêm Rich snippet cho thẻ mô tả bằng cách sử dụng các Plugin hỗ trợ.
Tham khảo bài viết Snippet là gì? cách thêm snippet vào wordpress này của Diều hâu ngay nhé.
TỔNG KẾT:
Khái niệm về thẻ mô tả rất dễ hiểu phải không nào?
Mong rằng bài viết này hữu ích và đã giải đáp hết thắc mắc của bạn về meta description.
Nếu thấy bài viết hay, mong rằng bạn có thể chia sẻ rộng rãi đến với mọi người.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn SEO thành công.