Mô hình kinh doanh Canvas: Bí mật thành công của các doanh nghiệp lớn

15 Nov, 2021 admin

Khi mới bắt đầu các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn trong việc đưa ra hướng đi đúng đắn và sử dụng các chiến lược Marketing là gì hiệu quả dẫn đến việc mắc phải nhiều sai lầm và gặp khó khăn trong việc phát triển. Do đó, mô hình kinh doanh Canvas ra đời như một chiếc chìa khóa giúp các doanh nghiệp định hướng tương lai và hiểu được những tiềm năng mà mình có thể khai thác. Vậy thực tế mô hình Canvas là gì và hoạt động như thế nào, hãy cùng VIETCNTT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mô hình Canvas là gì?

Mô hình kinh doanh Canvas là gì? Ví dụ về mô hình kinh doanh canvas

Mô hình kinh doanh Business Model Canvas (BMC) hay còn được gọi tắt là mô hình kinh doanh Canvas do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur phát triển. Mô hình này giúp các nhà khởi nghiệp xây dựng một cách trực quan những ý tưởng của mình thông qua 9 yếu tố tiềm năng, cũng chính là 9 câu hỏi lớn. Từ đó giúp các doanh nghiệp đồng nhất các hoạt động kinh doanh và tạo ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp đó.

Ngay từ khi ra đời, mô hình kinh doanh này đã nhận được sự đón nhận và gây tiếng vang lớn. Cho đến hiện nay đã có rất nhiều công ty nổi tiếng áp dụng thành công mô hình này và được xem như một ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas như: Apple, P&G, Facebook, Google, Nestlé, Uber, Vinamilk…

9 yếu tố tiềm năng quyết định sự thành công của mô hình Canva

Template của một ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas bao gồm 9 yếu tố

Xác định đối tượng khách hàng trong mô hình Canva

Trong ví dụ về mô hình kinh doanh Canvas, khách hàng tiềm năng đóng vai trò rất quan trọng. Họ là những người sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những sản phẩm của doanh nghiệp và đồng thời các doanh nghiệp cũng sẽ hướng đến tư duy của các khách hàng tiềm năng để đưa ra những thứ họ mong muốn. Khi đó bạn cần phải đặt câu hỏi rằng mình sẽ bán hàng cho ai, hướng đến thị trường nào để đưa ra định hướng và lối kinh doanh riêng cho doanh nghiệp của mình.

Hiểu được tầm quan trọng của mục tiêu giá trị

Để thuyết phục khách hàng sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của mình, bạn cần phải cho họ thấy những mục tiêu giá trị từ các sản phẩm đó. Ví dụ như sản phẩm của doanh nghiệp bạn sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề gì, có thể thỏa mãn những nhu cầu gì của khách hàng. Đây là yêu tố quan trọng quyết định bạn có thể cạnh tranh được với đối thủ hay không đồng thời giúp bạn tạo ra những giá trị riêng cho các sản phẩm/ dịch vụ của mình. 

Kênh phân phối và truyền thông

Làm thế nào để khách hàng biết tới sản phẩm của bạn? Câu trả lời là thông qua các kênh phân phối và truyền thông sản phẩm của bạn, kênh truyền thông của bạn càng mạnh sẽ giúp khách hàng biết tới và mua sản phẩm của bạn nhiều hơn. Từ đó bạn sẽ tìm kiếm được càng nhiều lượng khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp của mình

Có hai kênh phân phối và truyên thông thường được các doanh nghiệp sử dụng, một là kênh phân phối trực tiếp thuộc sở hữu của công ty hai là kênh phân phối gián tiếp thông qua đối tác hoặc các đại lý bán hàng. Rất nhiều chuyên gia đã khẳng định rằng một doanh nghiệp nếu không hiểu rõ thị trường mục tiêu của mình và những gì khách hàng mong muốn ở mình thì doanh nghiệp đó sẽ dễ dàng thất bại. 

Các doanh nghiệp có thể ứng dụng những chiến lược Marketing-mix để tìm ra thị trường, mục tiêu kinh doanh của mình. Từ đó, xây dựng các chiến lược quảng bá phù hợp với đối tượng mình muốn hướng đến. Vậy trước hết, để thành công đưa chiến lược Marketing-mix vào kênh phân phối của mình mọi người cần phải nắm rõ 2 khái niệm về 4P Marketing là gì và 7P Marketing là gì. Đây sẽ là 2 công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp điều hướng kênh phân phối và truyên thông của mình một cách hiệu quả.

Xây dựng quan hệ với khách hàng

Khi đã xác định được thị trường và đối tượng khách hàng tiềm năng mà mình mong muốn, bạn cần phải đưa ra thêm những chiến lược để giữ chân khách hàng của mình. Đặt ra câu hỏi mối quan hệ mà bạn muốn thiết lập với khách hàng của mình là gì? Làm thế nào để bạn giữ chân các khách hãng cũ và thu hút lượng khách hàng mới? Từ đó mới có thể giúp doanh nghiệp của bạn đạt được mức doanh thu ổn định và phát triển.

Nguồn doanh thu

Xác định xem dòng doanh thu chính mà bạn kiếm được xuất phát từ đâu. Đó có thể là từ những sản phẩm mà bạn bán cho khách hàng của mình, phí đăng ký, phí duy trì tài khoản hoặc từ các quảng cáo trên kênh của bạn…v.v. Từ đó bạn sẽ có thể xác định được cơ cấu chi phí, lợi nhuận mà mình thu được sau khi bán sản phẩm hoặc hoàn thành xong dự án đó.

Nguồn lực chính của dự án

Nguồn lực chính trong mô hình Canva đó có nghĩa là những yếu tố để doanh nghiệp của bạn tiếp tục duy trì và tạo ra sản phẩm và duy trì các chiến lược quảng bá, tiếp cận khách hàng của mình. Ví dụ như nguồn lực về tài chính, nhân lực hoặc tài nguyên…v.v mà nếu thiếu những yếu tố đó thì doanh nghiệp của bạn không thể hoạt động được.

Hoạt động chính của dự án

Hoạt động chính ở đây là công việc quan trọng nhất mà doanh nghiệp của bạn cần phải làm. Sử dụng nguồn lực và tài nguyên của mình để tạo ra được các sản phẩm có giá trị đến tay khách hàng. Ví dụ như việc tư vấn tiếp thị để bán bảo hiểm, bán khóa học… sẽ là hoạt động chính của các công ty bảo hiểm và các trung tâm giảng dạy.

Đối tác chính của dự án

Để doanh nghiệp có thể giảm thiếu các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình cần phải nói đến đối tác chính của họ. Đó có thể là khách hàng hoặc cũng có thể là nhà cung cấp cho doanh nghiệp đó. Nếu cả hai yếu tố này cùng ổn định sẽ giảm thiểu được nguy cơ gặp phải rủi ro của doanh nghiệp đó.

Mô tả cơ cấu chi phí

Trước khi bắt đầu, hãy mô tả tất cả những chi phí có thể giúp cho công việc kinh doanh của mình được duy trì. Ví dụ như chí phí sản xuất, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí quảng bá, chi phí mặt bằng…v.v và tất cả những khoảng chi phát sinh. Tuy nhiên bạn nên lưu ý về khoản chi phí chính của dự án để việc kinh doanh của công ty có thể duy trì ổn định và dễ dàng ứng biến trước những rủi ro.

Lợi ích khi sử dụng mô hình kinh doanh Canvas trong thực tế 

Mô hình Canvas giúp các doanh nghiệp thể hiện tư duy của mình một cách rõ ràng hơn.

Mô hình Canvas hiện tư duy một cách trực quan

Dựa vào ví dụ về mô hình kinh doanh canvas, chúng ta có thể biểu diễn tư duy của mình một cách trực quan nhất. Giúp chúng ta dễ dàng phân tích những yếu tố nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời mô hình này sẽ định hướng rõ ràng con đường phát triển và mục tiêu trong thời gian sắp tới, giúp các Startup không bỏ qua các yếu tố quan trọng trong chiến lược kinh doanh.

9 yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ trong mô hình kinh doanh Canvas

Lợi ích khi xây dựng mô hình kinh doanh Canvas nằm ở 9 yếu tố cốt lõi có quan hệ vô cùng mật thiết với nhau. Sau khi xác định rõ 9 yếu tố này bạn sẽ dễ dàng tìm ra được mục tiêu kinh doanh của mình. Trong quá trình làm rõ và xác định 9 mục tiêu đó sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nảy ra nhiều ý tưởng mới hoặc có sự thay đổi trong cách thức làm việc để đạt được mục đích.

Mô hình kinh doanh Canvas có tính truyền tải cao

Mô hình Canva rất dễ để giúp bạn lên ý tưởng và truyền đạt với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng có thể dễ dàng nắm bắt được những gì bạn nói thông qua các mục tiêu được đề ra rõ ràng. Khi đó bạn có thể viết ra bảng hoặc thuyết trình qua biểu mẫu để truyền đạt đến khách hàng, đối tác của mình một cách dễ dàng hơn.

Mô hình kinh doanh Canvas thực sự là chìa khóa và giải pháp cho những doanh nghiệp vẫn chưa xác định được con đường của mình. Có tính ứng dụng cao trong việc định hướng phát triển và đường đi cho các doanh nghiệp. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể hiểu về Mô hình Business Model Canvas (BMC) một cách đơn giản và cụ thể nhất.

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments