OKR là gì? Lợi ích to lớn của OKR đóng góp cho doanh nghiệp
15 Nov, 2021 admin
Trong quản trị doanh nghiệp, có rất nhiều mô hình khác nhau. Mục đích của những mô hình này đều giúp quản trị và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Tùy theo đặc điểm, quy mô của công ty mà các nhà quản trị sẽ lựa chọn mô hình phù hợp.Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về mô hình quản trị OKR và những lợi ích mà nó mang lại. Nhiều người thắc mắc OKR là gì, mô hình OKR đem lại hiệu quả như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về OKR trong bài viết dưới đây bạn nhé.
Giải đáp thắc mắc OKR là gì?
OKR (Objectives and Key Results) còn có nghĩa là mục tiêu và kết quả đạt được. giống như tên gọi của nó, khi áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp sẽ tính toán những kết quả có thể đạt được nhằm thực hiện mục tiêu đề ra ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ đề ra khoảng thời gian thực hiện và thông báo những mục tiêu, kết quả một cách công khai.
Mô hình quản trị này được FPT áp dụng đầu tiên, sau đó, nhanh chóng được nhiều doanh nghiệp khác sử dụng. Sử dụng OKR giúp doanh nghiệp quản lý các mục tiêu hiệu quả hơn, các cá nhân, tổ chức có thể hợp tác để hoàn thành được các mục tiêu đặt ra ban đầu.
Cấu tạo của OKR
OKR được cấu thành từ hai bộ phận là mục tiêu và kết quả.
OKR = Objectives (Mục tiêu) + Key Results (Kết quả).
Có thể hiểu một cách đơn giản, các mục tiêu sẽ được đặt ra cho từng phòng ban, cho từng cá nhân. Đồng thời, OKR cũng nêu rõ những cách thức để đạt được mục tiêu đó và cách đo lường kết quả.
Hệ thống OKR sẽ được áp dụng cho tất cả các phòng ban trong công ty, từ lãnh đạo tới các nhân. OKR giúp doanh nghiệp thống nhất các mục tiêu chung, mục tiêu quan trọng nhất.
Những lợi ích của OKR trong doanh nghiệp
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp áp dụng mô hình này, ngay cả các doanh nghiệp lớn như google. Với những lợi ích mà OKR mang lại, hiện nay, mô hình này được áp dụng trên hàng ngàn doanh nghiệp tại khắp nơi trên thế giới. OKR có một số lợi ích như sau:
- Sử dụng OKR sẽ giúp chúng ta có thể tính toán kỹ càng hơn, cẩn thận hơn. Những trường hợp có thể xảy ra trong tương lai sẽ được thể hiện thông qua các bảng mục tiêu và đo lường kết quả. Nhà quản trị cũng có thể dự tính các kết quả thông qua những chỉ số trong bảng OKR. Ban lãnh đạo cũng có thể đo lường tiến độ công việc hoàn thành như thế nào.
- OKR cũng giống như một bản cam kết, thúc đẩy động lực làm việc của mọi người. Khi có mục tiêu rõ ràng và cụ thể, nhân viên sẽ nỗ lực làm việc. Các quản lý cũng dễ dàng theo dõi và nắm bắt tiến độ công việc. Thông tin về kế hoạch hoạt động của công ty sẽ được thực hiện theo từng quý, và có thể được điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
- OKR sẽ giúp các cá nhân, các phòng ban trong tổ chức đoàn kết, gắn bó với nhau hơn nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Các nhân viên trong công ty đều nắm rõ các mục tiêu được đề ra và cùng nhau thực hiện mục tiêu đó. Vì vậy, doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả. Kết quả đạt được cũng phản ánh qua những con số cụ thể, dễ theo dõi.
- Khi sử dụng mô hình OKR, các nhân viên được trao quyền, họ có thể phát huy tối đa khả năng của mình và giúp công ty đạt được hiệu quả vượt bậc.
>> Xem thêm: Nghề marketing là gì?
Nguyên lý hoạt động của OKR trong các doanh nghiệp
OKR khác với những mô hình quản lý khác. Chúng hoạt động dựa trên những nguyên tắc cụ thể như sau:
- OKR có tính tham vọng: Những mục tiêu đặt ra sẽ cao hơn so với ngưỡng năng lực. Điều này sẽ giúp thúc đẩy khả năng và hiệu suất làm việc của nhân viên.
- OKR đặt ra phải đo lường được: Khi đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch, kết quả phải được đo lường bằng những con số cụ thể, rõ ràng và có thể đo lường.
- OKR cần đảm bảo sự công khai và minh bạch: Tất cả các nhân viên trong công ty từ giám đốc tới các phòng ban đều phải được thông báo và nắm rõ các nội dung trong OKR. Có như vậy thì họ mới có thể hoàn thành công việc của mình. Mọi người đều có thể theo dõi tiến độ hoàn thành của OKR.
- Tính hiệu suất của OKR: Trên thực tế, OKR không đánh giá được hiệu suất làm việc của các nhân viên. Bởi vì các mục tiêu đặt ra yêu cầu sự phối hợp của các thành viên trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, OKR sẽ không giúp các nhà quản lý đánh giá năng lực của nhân viên một cách khách quan.
>> Xem thêm:
- 4P Marketing là gì?
- 7P Marketing là gì?
- Influencer là gì?
Kết luận
Mô hình OKR được áp dụng nhiều trong các công ty và doanh nghiệp hàng đầu thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn non trẻ, mới thành lập cũng có thể áp dụng mô hình này. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phương pháp quản trị này.