PR là gì? Tại sao cần phải xây dựng quan hệ công chúng?

15 Nov, 2021 admin

PR là gì?

PR (Public Relations) có nghĩa là Quan hệ công chúng. PR là những biện pháp mang tính cải thiện cái nhìn về một doanh nghiệp, là đại diện phát ngôn tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý từ họ. PR sử dụng các kênh truyền thông báo chí và phương tiện đại chúng để truyền tải những thông tin, hình ảnh tốt nhất của doanh nghiệp. Từ đó giúp gia tăng mức độ tin cậy của công chúng đối với thương hiệu.

Trong doanh nghiệp, nhân viên PR nắm giữ rất nhiều vai trò khác nhau từ tổ chức các sự kiện đặc biệt tới xây dựng và duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, cơ quan chức trách…

PR là gì - Public Relations
PR là gì – Public Relations

Xem thêm bài viết influencer marketing là gì

Chức năng của PR

Các chức năng của quản lý quan hệ công chúng và các cơ quan quan hệ công chúng bao gồm:

  • Dự đoán và phân tích thái độ của công chúng đối với thương hiệu.
  • Tận dụng các phương tiện truyền thông miễn phí hoặc kiếm được để tác động đến công chúng.
  • Hỗ trợ mọi chiến dịch truyền thông của thương hiệu.
  • Viết và phân phối thông cáo báo chí.
  • Lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện tiếp cận cộng đồng và truyền thông đặc biệt.
  • Xử lí khủng hoảng truyền thông
  • Đối phó với chính phủ và các cơ quan lập pháp thay mặt cho tổ chức.
  • Đối phó với các nhóm công chúng và các tổ chức khác liên quan đến các chính sách xã hội và các chính sách khác của tổ chức cũng như pháp luật của chính phủ.
  • Xử lý quan hệ nhà đầu tư

Xem thêm: Nghề Marketing là gì?

Sự khác biệt giữa PR và quảng cáo

PR là quan hệ công chúng, PR và quảng cáo là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

PR là xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cộng đồng. PR không mua quảng cáo, không tạo ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. PR quảng bá thương hiệu bằng cách biên tập nội dung trên báo chí, kênh tin tức, TV,…PR bao gồm nhiều hoạt động như: PR nội bộ, xây dựng hình ảnh và phát triển thương hiệu, quản trị quan hệ với công chúng, cơ quan chính phủ, xử lí khủng hoảng,…

Quảng cáo: mục tiêu chính là giới thiệu thông tin của sản phẩm dịch vụ, thương hiệu nhằm kích cầu tiêu dùng, tạo nên hành vi, thói quen của khách hàng. Từ đó kêu gọi hành động từ phía khách hàng bằng thông điệp.

Làm sao để xây dựng kế hoạch PR hoàn hảo?

Xây dựng được một kế hoạch PR hoàn hảo sẽ giúp bạn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu của mình.

Xác định mục tiêu của kế hoạch PR

Khi xác định mục tiêu của chiến lược, bạn cần đảm bảo phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ tổng thể của doanh nghiệp.

Xác định đối tượng mục tiêu và chiến lược PR hướng đến

Nhóm công chúng bạn cần tác động đến là ai? Ai cần đồng hành với doanh nghiệp của bạn? Ai sẽ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn? Ai có cái gì đó để đạt được hoặc mất đi từ mối quan hệ của họ với bạn?.

Xác định chiến thuật “tác chiến”

Bạn sử dụng cách nào và tận dụng nguồn lực nào cho chiến lược của mình? Hãy xem xét cách bạn sẽ sử dụng các nguồn lực của bạn để thực hiện các chiến lược của bạn và làm việc hướng tới các mục tiêu. Các chiến thuật PR là “vũ khí” giúp bạn nhanh chóng hoàn thành mục tiêu.

Thiết lập budget

Thiết lập budget dựa trên danh sách hoạt động cần thực hiện của chiến dịch PR. Liệt kê tất cả dự đoán chi phí và cân nhắc sao cho phù hợp với ngân sách Marketing mà doanh nghiệp đặt ra.  Phân bổ ngân sách một cách hợp lí, mức đầu tư phải tỉ lệ thuận với hiệu quả bỏ ra.

Kế hoạch hành động

Kế hoạch hành động cụ thể theo chiến thuật của bạn được yêu cầu để thực hiện các chiến lược. Các hoạt động trong phần này của kế hoạch bao gồm các phương thức giao tiếp mà bạn sẽ sử dụng.

Đánh giá hiệu quả

Theo dõi ý kiến và phản hồi của công chúng để đo lường hiệu quả chiến dịch

Tất tần tật về nghề PR

Tổ chức sự kiện

Sự kiện thường sẽ không nói quá nhiều về sản phẩm nhưng các hoạt động diễn ra trong sự kiện sẽ liên quan tới sản phẩm. Mục tiêu của tổ chức sự kiện là thể hiện tính cách sản phẩm qua đối tượng tham gia, thu hút đông người để nhiều người biết đến và đưa thương hiệu sản phẩm một cách khéo léo vào đầu người tiêu dùng.

Tài trợ

Là hình thức giúp đỡ bằng hiện vật hoặc hiện kim cho một tổ chức khác để đứng ra thực hiện chương trình từ thiện, gây quỹ, kêu gọi ủng hộ. Một số chương trình tài trợ nổi bật đến từ những tên tuổi lớn như Bia Heneiken tài trợ cho bóng chuyền bãi biển, P/S tài trợ cho phẫu thuật nụ cười, Honda tài trợ cho chương trình Tôi yêu Việt Nam.

Thông cáo báo chí

Là một thông báo chính thức mà một tổ chức muốn truyền tải tới giới truyền thông. Doanh nghiệp cần gửi TCBC trong những trường hợp như: tổ chức sự kiện mang tầm ảnh hưởng lớn, công bố giải thưởng mà doanh nghiệp đạt được, tổ chức sự kiện thông báo thành tựu nghiên cứu, ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới.

Xử lý khủng hoảng truyền thông

Nhiều người vẫn hay gọi vui xử lí khủng hoảng truyền thông là đi chữa cháy. Bạn cần phải khéo léo giảm thiểu thiệt hại hết mức có thể. Xử lí khủng hoảng truyền thông không chỉ là đợi khi công ty có vấn đề mới phải giải quyết. Bạn phải lường trước những trường hợp xấu có thể xảy ra và chuẩn bị trước giải pháp cho nó. Phòng cháy thay vì chữa cháy.

Không lâu trước đây, khi KFC gặp vấn đề về chuỗi cung ứng. Hệ thống các cửa hàng KFC ở Anh không có thịt gà để bán. KFC đã xử lí khủng hoảng một cách cực kì thú vị. Họ đã tự “biến mình thành trò cười” cho thiên hạ. Họ “mua vui” và tự chế giễu mình khi đăng một quảng cáo 2 trang trên một tạp chí lớn ở Anh. Tự thay đổi tên mình KFC thành FCK. Họ khiến vụ bê bối của mình trở nên thú vị hơn. Và trên thực tế KFC đã thành công khi có tới gần 2/3 các cuộc thảo luận về sự cố của KFC là tích cực.

Khủng hoảng truyền thông
Khủng hoảng truyền thông

Quan hệ cộng đồng

Tham gia các nghiệp đoàn, đoàn hội nhóm ngành nghề để trao đổi thông tin, quảng bá, hỗ trợ hoạt động để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác và bảo vệ nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.

 

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments