Tại sao bạn nên Adjusted Bounce Rate và làm thế nào để set up
17 Nov, 2021 admin
Mình đã từng nhấn mạnh rằng trong một số trường hợp tỷ lệ bounce rate vô cùng có ích, giúp bạn biết rằng thông tin nội dung trên trang web có đáp ứng được nhu cầu của khách truy cập hay không. Tuy nhiên, một số người lại hiểu nhầm về số liệu này.
Mình cũng đã từng nghĩ tỷ lệ bounce rate có thể cho biết chính xác về hành vi, mức độ tương tác của người dùng, nhưng suy nghĩ đó hoàn toàn không chính xác.
Vấn đề của Bounce Rate
Nhiều người nghĩ rằng bounce rate có thể cho biết liệu khách truy cập có đọc bài viết hay không hay nội dung bài viết có thực sự hữu ích, ý nghĩa với họ không?
Tuy nhiên trên thực tế bounce rate không thể chỉ ra được những thông tin này.
Vậy chính xác bounce rate là gì?
Theo Google ,.”bounce rate là tỷ lệ phần trăm của các phiên đơn trang (tức là các phiên mà người dùng thoát khỏi trang web của bạn từ trang truy cập mà không truy cập đến bất kỳ trang nào khác)
Nói một cách đơn giản, Khi ai đó chỉ xem một trang duy nhất trên trang web của bạn rồi sau đó thoát mà không truy cập đến bất kỳ trang nào khác hay thực hiện một hành động (sự kiện) được theo dõi trên trang thì sẽ được coi là một bounce rate.
Thực tế là bounce rate có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về hành vi người dùng.
Nhưng nó không thể đánh giá được chỉ số KPI (chỉ số đánh giá thực hiện công việc) cho các chiến dịch quảng cáo, chiến dịch content marketing hay bất kỳ chiến dịch marketing nào.
Vì vậy có thể nói, bounce rate cung cấp cho bạn rất ít thông tin có giá trị.
Có rất nhiều người vô cùng lo lắng khi tỷ lệ bounce rate tăng hay quá cao.
Nhiều người sử dụng thuật ngữ này mà không xem xét các yếu tố tạo thành tỷ lệ bounce rate trung bình (bounce rate trung bình cho landing page thường là 70-90% ).
Một số người cho rằng tỷ lệ bounce rate cao là tốt. Vì điều đó có nghĩa là người dùng không cần phải tìm kiếm thêm thông tin họ cần.
Quan điểm này có thể đúng nhưng trong một số trường hợp nhất định lại hoàn toàn không chính xác.
Cũng cần lưu ý rằng nếu người dùng bounce thì cũng không ảnh hưởng đến số liệu trang web.
Tuy nhiên, có một cách đơn giản để biến bounce rate thành một số liệu mạnh mẽ và hữu ích.
Mình nghĩ Adjusted Bounce Rate (điều chỉnh lại tỉ lệ thoát) sẽ cung cấp số liệu tốt chính xác hơn về cách người dùng tương tác với trang web của bạn.
Giải pháp: Adjusted Bounce Rate
Về cơ bản, Adjusted Bounce Rate là thiết lập một event (sự kiện) được kích hoạt sau khi người dùng dành một khoảng thời gian nhất định trên trang.
Và sự kiện này cho Google Analytics biết rằng những người này không phải là Bounce.
Một người dùng có thể truy cập trang web của bạn và tìm được tất cả thông tin họ cần (ví dụ số điện thoại) và sau đó rời khỏi trang mà không truy cập trang khác.
Nếu không điều chỉnh bounce rate thì người dùng đó sẽ được tính là một lần thoát.
Mặc dù bạn có một nội dung rất chất lượng ( khá bất công phải không).
Bounce rate có thể là một số liệu không chính xác để biết hiệu suất của bài viết trên blog của bạn.
Người dùng có thể truy cập vào một bài viết trên blog và đọc toàn bộ (kể cả hàng giờ) và rời đi.
Họ vẫn được tính là một bounce rate.
Vì vậy có thể nói bounce rate không phản ánh chính xác mức độ tương tác, chất lượng trải nghiệm của người dùng trên trang web của bạn.
Bằng cách xác định thời giạn user đó tương tác, do đó không bị tính là bounce rate.
Đồng thời bạn cũng biết được nội dung trên website có phù hợp với người dùng không để điều chỉnh.
Sau khi điều chỉnh bounce rate mình có thể thấy rằng rất nhiều bài viết trên blog trước đây có bounce rate cao. Nhưng giờ đã giảm và thu hút được nhiều người đọc.
Ví dụ: Bounce rate mà mình trên Diều Hâu đã giảm 75.63% (từ 83.08% giảm xuống còn 7.45%).
bounce rate trước khi điều chỉnh 83.08%
bounce rate sau khi điều chỉnh 7.45%
Các bạn có thể thấy rằng trước khi điều chỉnh bounce rate trung bình 80%.
Mặc dù session duration trung cũng khá ổn, trung bình 1p30s. Điều đó chứng tỏ nội dung có ích với người đọc.
Adjusted Bounce Rate sẽ phản ánh chính xác hơn trải nghiệm của người dùng với nội dung của bạn.
Điều chỉnh bounce rate sẽ giúp bạn có được dữ liệu chính xác hơn nhiều. Nếu bạn bounce rate mặc định.
Bounce rate được điều chỉnh giúp chúng ta có một bức tranh chân thực hơn nhiều về hành vi của người dùng.
Điều chỉnh bounce rate vô cùng đơn giản, ngay cả khi bạn không quen với coding.
Bạn chỉ cần thực hiện một thay đổi nhỏ đối với code Google Analytics trên trang web.
Bạn chỉ cần thêm một đoạn code (bắt đầu từ “setTimeout” và được đánh dấu với một nhận xét “additional line” ở cuối đoạn code).
Hãy đảm bảo thay “UA-XXXXXXX-1″ bằng Google Analytics tracking ID của bạn.
Dưới đây là đoạn code Google Analytics hoàn chỉnh sau khi thêm một đoạn code.
Đó là một công việc thực sự đơn giản; chỉ cần thay thế đoạn code cũ bằng đoạn mã trên.
Trong đoạn code trên, thời gian được đặt là 15 giây, nhưng bạn có thể thay đổi con số này.
Đoạn code này nói lên rằng, sau 15s user vẫn ở lại sẽ được tính là 1 event. Kể cả có rời đi sẽ không bị tính là bounce rate.
Adjusted Bounce Rate với Google Tag Manager
Nếu bạn dùng Google Tag Manager để cài Google Analytics thì tôi sẽ chỉ cho bạn. Nếu bạn vẫn chưa biết sử dụng GTM hãy đọc tại đây.
Đơn giản là chúng ta sẽ tạo 1 Event như sau:
Bước 1: Tạo Trigger: Dòng “
Bước 2: Tạo Tags: Mấy cái Category, Action, Label đặt tên theo ý bạn là được. Google Analytics Settings để mặc định là được.
chọn triggering trên đã tạo
Nhớ bấm Submit ở góc trên phải thì Tags mới chạy nhé.
Khi adjusted bounce rate bạn sẽ thấy bounce rate trong Google Analytics giảm rõ rệt.
Nhưng hãy yên tâm mọi số liệu khác đều chính xác và không ảnh hưởng.
bounce rate được điều chỉnh cũng không phải là con số hoàn hảo, nhưng bằng cách này bạn có thể cải thiện được độ chính xác của dữ liệu và hơn hết việc điều chỉnh này rất dễ thực hiện.
Mình tin chắc rằng mọi trang web nên làm việc này. Nó giúp câu hỏi mà người dùng luôn muốn bounce rate trả lời: “Mọi người có thực sự thích nội dung của tôi không?”
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hay muốn chia sẻ điều gì thì hãy cho mình biết trong phần comment ở bên dưới nhé.