Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công gì?

18 Nov, 2021 admin

Malware là gì? Tấn công phát tán Malware là gì? Những loại Malware phổ biến trên internet? Và các biện pháp để phòng tránh Malware?

Malware là gì?

Malware là những chương trình, phần mềm độc hại hoặc bất kỳ tệp tin nào có khả năng gây hại cho người sử dụng internet. Malware có khả năng xâm nhập trái phép vào thiết bị, hệ thống; vô hiệu hóa hệ thống bảo mật; gây cản trở hoạt động của Website; cài cắm và theo dõi thiết bị. Khi xâm nhập vào máy tính, hacker có thể truy cập và đánh cắp dữ liệu của bạn. Các tội phạm mạng sử dụng cách này để đánh cắp dữ liệu người dùng và làm gián đoạn hoạt động của hệ thống.

tan-cong-phat-tan-malware

Malware có rất nhiều dạng khác nhau và một số loại phổ biến nhất bao gồm: Worms, Trojan Spyware và một trong những Malware phổ biến nhất đó chính là virus máy tính.

Tấn công phát tán Malware là hình thức tấn công gì?

Các phần mềm độc hại này có thể thực hiện: ăn cắp, mã hóa hoặc xóa dữ liệu nhạy cảm của người dùng; thay đổi hoặc chiếm đoạt các chức năng tính toán lõi và giám sát hoạt động máy tính của người dùng không cần được sự cho phép của họ.

Trong thời đại Internet phát triển bùng nổ như hiện nay, tội phạm mạng sử dụng rất nhiều hình thức nhằm phát tán các phần mềm độc hại nhằm tấn công người dùng, một số cách phổ biến như:

  • Gửi thư điện tử (email) kèm đường link độc hại đến người dùng.
  • Phần mềm độc hại được đính kèm trong các phần mềm lậu, crack hoặc bẻ khoá…
  • Phát tán Malware qua các popup trên website không đáng tin cậy.
  • Ẩn nấp sẵn trong các trang web độc hại,các file âm thanh, game, video từ những trang web không đáng tin.

Và đôi khi, Malware có thể lây nhiễm thông qua một số thiết bị ngoại vi như: USB, đĩa, Ổ cứng,…

Mức độ nguy hiểm của Malware

Ban đầu, các virus được phát triển nhằm mục đích thử nghiệm trên môi trường mạng. Tuy nhiên, khi những người có ý đồ xấu biết về khả năng của những chương trình này. Chúng bắt đầu được phát triển để trở thành những công cụ nhằm khai thác tài nguyên, tấn công người dùng bất hợp pháp.

tan-cong-phat-tan-malware

Những tác hại của Malware là không thể chối cãi như:

  • Đánh cắp dữ liệu người dùng.
  • Theo dõi hành vi người dùng.
  • Sử dụng máy tính của bạn để khai thác tiền ảo.
  • Sử dụng để lừa đảo.

Và rất nhiều tác hại mà bạn không thể tưởng tượng được.

Một số loại Malware và cơ chế hoạt động

Trojan

Trojan là loại Malware có hình thức lừa đảo, dưới vỏ bọc là một phần mềm hợp pháp và uy tín hoặc chúng được phát hành thông qua những đơn vị uy tín. Chúng sở hữu các chức năng bảo vệ máy tính khỏi các mã độc và virus.

Bản chất Trojan lại là một kiến trúc độc hại giúp virus và các loại mã độc khác có thể xâm nhập và gây hại cho máy tính của bạn một cách dễ dàng. Và hậu quả của việc bị dí Trojan là cực kì nguy hiểm.

tan-cong-phat-tan-malware

Từ Trojan được phỏng theo con ngựa thành Troia trong thần thoại Hy Lạp. Nội dung câu chuyện kể về sự thông minh của người Hy Lạp khi xây dựng một con ngựa gỗ khổng lồ và chứa trong đó là những chiến binh của mình. Con ngựa khổng lồ khiến kẻ địch lầm tưởng đó là chiến tích thu được từ quân Hy Lạp, từ đó chúng trở nên chủ quan. Điều này giúp quân Hy Lạp chiếm thành dễ dàng.

Bạn có thể thấy đấy, câu chuyện này cũng giống như cách thức hoạt động của Trojan.

Worm

Worm được dịch là con sâu, loại Malware này còn độc hại hơn cả virus. Vì Worm có thể tự phát triển sinh sôi mà không cần đến sự điều khiển nào đến từ con người. Thậm chỉ khi đã bị “tiêu diệt”, Worm vẫn có khả năng tự tái tạo, sinh sôi và bình thường. Tên của Worm nghĩa là sâu, tuy nhiên theo người viết bài lại thấy loại Malware này giống với đỉa hơn.

tan-cong-phat-tan-malware

Worm có khả năng ”kí sinh” và tự nhân bản vô số bản sao giống hệt. Các bản sao của Worm sẽ tự tìm cách lan truyền qua các máy tính khác trong cùng hệ thống mạng mà người sử dụng không hề hay biết.

Spyware

Spyware hay phần mềm gián điệp, chúng đột nhập vào máy tính hoặc thiết bị di động của bạn để theo dõi bạn, đánh cắp dữ liệu của bạn và đôi khi là tống tiền bạn để chuộc dữ liệu lại.

Spyware chủ yếu sẽ theo dõi bạn và gửi các thông tin đó về máy chủ của kẻ tạo ra nhằm phục vụ những mục đích xấu.

Rootkit

Khi người dùng cài đặt phần mềm có chứa Rootkit vào máy, ngay lập tức Rootkit sẽ tấn công và tước đi quyền admin của bạn. Hacker sẽ có thể tự do truy cập và vượt qua mọi bức tường bảo vệ của máy tính một cách dễ dàng.

Rootkit có khả năng theo dõi hành vi người dùng, đánh cắp dữ liệu nhưng không hề xuất hiện bất cứ một cảnh báo nào.

Ransomware

Ransomware là những phần mềm cực kì độc hại, bạn có thể đã nghe qua như WannaCry. Chúng sẽ chặn không cho bạn truy cập vào thiết bị và mã hóa dữ liệu, sau đó buộc bạn phải trả tiền chuộc để lấy lại chúng. Ransomware được xem là vũ khí của tội phạm mạng vì chúng thường dùng các phương thức thanh toán nhanh chóng bằng tiền điện tử.

tan-cong-phat-tan-malware
WanaCry từng làm đảo lộn thế giới một thời

Virus

Virus là loại chương trình vô cùng nguy hiểm, vì chúng có khả năng “sinh sôi”, lây lan ra khắp hệ thống phần mềm và gây thiệt hại phần cứng,… với tốc độ cực kì nhanh! Nếu không thể kịp thời kiểm soát, có khả năng bạn sẽ bị mất toàn bộ dữ liệu.

Nhận biết và phòng tránh Malware

Dấu hiệu nhận biết máy tính và website nhiễm Malware

Không phải máy tính nào đang chạy chậm hay bị sự cố liên tục là đang bị nhiễm Malware. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu khả nghi dưới đây:

  • Có những phần mềm lạ đang chạy trên máy của bạn dù bạn không cài đặt chúng.
  • Máy tính, điện thoại chạy chậm và tốc độ xử lý rất chậm.
  • Truy cập vào website và bạn liên tục nhìn thấy các popup.
  • Dung lượng ổ cứng giảm đột ngột
  • Truy cập website bị điều hướng đến những trang web lạ.
  • Máy tính thường xuyên chạy hết công suất, hao tổn tài nguyên.
  • Và tệ hơn bạn nhận được thông báo máy tính đã bị khoá và chúng đòi tiền chuộc dữ liệu lại.
tan-cong-phat-tan-malware

Cách phòng tránh Malware

  • Cài đặt phần mềm diệt virus. Nếu nhu cầu của bạn không quá cao, bạn có thể sử dụng phần mềm Window Defender là đủ. Hiện tại Window Defender đã rất mạnh mẽ, nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
  • Đề phòng và cảnh giác đối với các web có domain kết thúc bằng tập hợp các chữ cái riêng lẻ, và có đuôi lạ (không giống như .com, .vn hay .org,… ).
  • Bạn nên chú ý đến các dấu hiệu nhiễm Malware của máy tính bạn nhanh chóng gỡ chúng đi tránh bị thiệt hại nặng hơn.
  • Tránh nhấp vào các quảng cáo popup khi bạn lướt web.
  • Không nên mở các file lạ có đính kèm từ những email lạ.
  • Không tải các phần mềm, ứng dụng ở trên các website không đáng tin.
  • Hạn chế sử dụng các phần mềm crack, null, hay những phần mềm bản quyền bị bẻ khoá, vì các hacker có thể bẻ khoá được, họ cũng có thể đính kèm các mã độc vào.
  • Thường xuyên cập nhật hệ điều hành, ứng dụng hay plugin (WordPress), để tránh những lỗi không đáng có.
  • Chỉ nên tải các ứng dụng được đảm bảo nguồn gốc từ Google Play hay Apple Store,…
  • Không nên tải ứng dụng từ các nguồn bên thứ 3 không có nguồn gốc rõ ràng. Nếu như bạn sử dụng thiết bị Android bạn nên vào: Cài đặt => Bảo mật => Tắt ứng dụng không xác định để tránh ứng dụng từ bên thứ 3 tự động cài đặt vào điện thoại.
  • Không nên nhấp vào các liên kết lạ, các liên kết không xác định ở trong email và tin nhắn.

Thông qua bài viết này, TinoHost hi vọng bạn đã hiểu hơn về Malware và các cách để kiểm tra xem máy tính của bạn có bị nhiễm loại Malware nào hay không, cũng như có thể phòng bị Malware và không bị mất tiền hay dữ liệu một cách oan uổng.

Những câu hỏi thường gặp

Phần mềm nào diệt Virus tốt nhất 2021?

TinoHost xin giới thiệu một số phần mềm diệt virus như: Malwarebytes, Kaspersky, AVG,… Nếu ủng hộ hàng Việt Nam, bạn có thể xem qua BKAV.

Ngoài Malware, còn có loại nào gây hại máy tính?

Ngoài ra, kiểu tấn công phát tán Malwareware còn có nhiều loại tấn công khác như: Adware – mã độc qua quảng cáo, Keylogger – ghi nhớ những thao tác bàn phím và Backdoor – đi cổng sau,…

Phần mềm quảng cáo có gây hại hay không?

Phần mềm quảng cáo thường không được xem là phần mềm độc hại, vì chúng không được phát triển với ý định gây hại cho người dùng hoặc hệ thống của họ.

Các phần mềm diệt virus có khả năng ngăn chặn 100% virus và Malware không?

Những virus, Malware ngày càng được phát triển tinh vi hơn, chúng được thiết kế để không chỉ đánh lừa người dùng, còn là quản trị viên bảo mật và các sản phẩm phần mềm diệt virus. Thế nên tỉ lệ ngăn chặn hoàn toàn virus và Malware là không thể, các nhà phát triển phần mềm diệt virus luôn liên tục cập nhật các loại virus mới và cách phòng tránh chúng. Vì thế, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật phần mềm diệt virus của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest
0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments