Thẻ tiêu đề meta title tag là gì? Cách SEO title lên top Google
17 Nov, 2021 admin
Thẻ tiêu đề là một yếu tố cần thiết không chỉ đối với các SEOer, hay những người lập trình trang web. Nhưng không phải ai cũng có một cái định nghĩa rõ ràng về thẻ tiêu đề và hiểu được tầm quan trọng của nó với một bài viết chuẩn SEO nói riêng và content nói chung.
Vậy bạn có thắc mắc thẻ tiêu đề là gì và tầm quan trọng hay cách SEO title lên top Google không? Hãy để Diều hâu giúp bạn giải đáp thắc mắc đó trong bài viết này nhé.
1. Thẻ tiêu đề là gì?
Thẻ tiêu đề hay còn được gọi là (Meta) Title tag, là một phần tử trong ngôn ngữ lập trình (HTML). Title tag được sử dụng như là một nhan đề của cuốn sách, nhưng thay vì viết sách thì ở đây thứ bạn viết là những bài viết được đăng tải lên Blog hoặc website
Vì là một phần tử trong HTML và cũng nằm trong thẻ
nên có rất nhiều nguồn tranh cãi cho rằng đây là một thẻ Meta. Nhưng thực tế, thẻ title gần như là không phải là thẻ meta, vì về mặt kỹ thuật thẻ title không mang đầy đủ bản chất của một thẻ Meta tags. Đúng hơn thì title tag là một Metadata (siêu dữ liệu).
2. So sánh thẻ tiêu đề và headings
Thông thường mọi người thường coi Title là tiêu đề – Nó đúng trong hầu hết trường hợp. Nhưng khi tìm kiếm một dịch nghĩa cho Heading, bạn cũng sẽ dễ nhận lại được kết quả là “tiêu đề”.
Vậy Title và heading có gì khác nhau?
Title: là cái tên, là cái đầu đề của một bài viết. Title như là một bộ mặt của con người nên nhìn mặt mà bắt hình dong giống như là nhìn title đoán content (nội dung) vậy. Để phân biệt chính xác nó so với Headings, thì dịch nghĩa chuẩn nhất sẽ là Nhan đề.
Lưu ý: Title chỉ xuất hiện trên SERP và trong mã nguồn HTML
Headings: heading là phần tử bên dưới title, là một phần bên trong văn bản và được dùng để tóm tắt ý chính của một đoạn văn hay một chương cụ thể.
Lưu ý: Heading chỉ xuất hiện trong bài viết, mã nguồn HTML và chỉ xuất hiện trên SERP nếu bài viết của bạn có TOC (mục lục) hoặc đoạn trích nổi bật.
3. Tại sao thẻ tiêu đề lại quan trọng?
Ngoài việc được sử dụng như là một cái tên, một nhan đề cho bài viết của bạn, Google còn coi thẻ tiêu đề như là một phần dữ liệu đề khai báo tổng quát về nội dung chính của bài viết. Title tag cũng rất quan trọng vì nó là thứ dễ được người dùng quan tâm và để ý nhất. Câu nói “Đừng đánh giá một quyển sách qua trang bìa” không thực sự đúng trong trường hợp này.
3.1 Đối với công cụ tìm kiếm
Công cụ tìm kiếm là cái “sân chơi” chính dành cho SEOer nên có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ gì với nó rồi.
(meta) title tag sẽ là một trong những điểm tiếp cận đầu tiên mỗi khi người dùng truy vấn một kết quả nào đấy trên công cụ tìm kiếm (Search engine). Sau đó các công cụ tìm kiếm này sẽ trả về một loại các kết quả tìm kiếm (SERPs). Nếu bài viết của bạn được SEO tốt thì nó sẽ được xuất hiện ở đây với một meta title nổi bật màu xanh.
Công cụ tìm kiếm như Google có thể trả lại kết quả truy vấn đúng như người dùng yêu cầu là bởi vì Google có thể đọc được meta title của bạn thông qua các Keywords (từ khóa) bên trong
3.2 Đối với trình duyệt
Trình duyệt web như Cốc cốc hay Chrome,… cũng có thể đọc được thẻ
Đây cũng là một phần trong những lý do vì sao bạn nên chèn từ khóa ở đầu tiêu đề.
Đối với những người có thói quen mở nhiều Tab cùng một lúc, việc có từ khóa ở đầu tiêu đề giúp người dùng có thể xác định chính xác bài viết của bạn khi họ đang di chuyển giữa nhiều tab khác nhau.
3.3 Đối với mạng xã hội
Đối với mỗi đường dẫn (Link) đính kèm hoặc bài viết được chia sẻ lên mạng xã hội, thì các mạng xã hội sẽ hiển thị thông tin của bài viết được gắn tags ở trong đường link đó. Các tags có thể kể đến như Title tag, meta description, image tag (ảnh đại diện post) và một yếu tố không nằm trong tag đó là Domain.
4. Làm sao để viết được một Meta title tag chuẩn SEO
Nếu chúng ta đã thống nhất rõ ràng với nhau về mặt định nghĩa, thì chẳng có lý do gì mà không tiếp tục bài viết này bằng một checklist trực quan về các bước thực hiện để tối ưu thẻ title. Hãy cùng Diều Hâu đi từng bước một nhé.
4.1 Độ dài title tag
Mọi người thường khuyên bạn nên tối ưu độ dài của thẻ tiêu đề vào khoảng 55-60 ký tự. Điều này không sai, nhưng nó chỉ đúng một nửa.
Với hai ví dụ bên trên bạn sẽ thấy:
Tiêu đề thứ nhất vượt qua giới hạn được đề xuất là 60 ký tự, thậm chí còn vượt qua cả 70 ký tự. Lý giải cho điều đó rất dễ. Bởi lẽ ký tự “ittl” trong “Littlest” thực sự rất hẹp, điều này giúp bạn ăn gian 4 ký tự /60 Characters được đề xuất.
So sánh với tiêu đề thứ 2 chỉ xuất hiện trên SERPs với 42 Characters bởi 2 lý do chính: Độ dài của chữ “W” đã bằng với 3 chữ “itt’ và tên thương hiệu website đằng sau title quá dài.
Nếu 60 ký tự không phải là quy tắc đúng cho giới hạn ký tự, vậy chỉ số nào mới là câu trả lời?
Đó chính là đơn vị đo Pixel.
Con số chính xác để Google giới hạn thẻ tiêu đề của bạn chính là 580 pixel. Lớn hơn >580px Google hiện “…”
Bạn cũng hoàn toàn có thể đơn giản hóa việc đặt thẻ title bằng cách sử dụng hai plugin SEO nổi tiếng nhất hiện nay là: Yoast SEO và Rank Math SEO.
Cả 2 plugin này đều có chức năng live preview giúp bạn có thể kiểm soát trực tiếp việc tùy biến title tag của mình.
4.2 Ưu tiên đặt từ khóa trước
Người đọc có xu hướng không đọc hết tất cả thông tin bạn cung cấp trong title tag.
Việc bạn nên làm là đặt những thông tin quan trọng nhất lên đầu để người đọc có thể lướt qua mà vẫn hiểu sơ lược về nội dung bài viết sẽ đề cập. Thông tin quan trọng đó ở đây chính là từ khóa (Keywords),
Googlebot cũng quét title tag và ưu tiên những ký tự ở đầu văn bản nhất. Từ đó, nó sẽ làm cơ sở để đề xuất kết quả lên SERPs. Điều này thực sự ảnh hưởng đến SEO nếu bạn quan tâm.
Lấy ví dụ bạn có một website bán sản phẩm, nhưng bạn lại ưu tiên thương hiệu lên trước và đặt tên sản phẩm (keyword) ra sau cùng. Nó sẽ có dạng như sau:
Thương hiệu | danh mục sản phẩm – thông số – tên sản phẩm
Đặt tên thương hiệu ở đầu chẳng giúp ích được gì nhiều cho người dùng. Cái họ quan tâm là tên sản phẩm thì bạn lại đặt nó ở cuối tiêu đề. Chưa kể việc đặt tiêu đề quá ký tự sẽ khiến nó bị ẩn đi nữa.
Nhiều bài viết trên cùng một thương hiệu sẽ khiến cho cái nào nhìn cũng giống cái nào và chẳng tạo được giá trị độc đáo nào trong mắt người dùng.
4.3 Chứa từ khóa chứ không phải lạm dụng
Trong trường hợp bạn đã ý thức được việc đặt từ khóa ở đầu tiêu đề, điều này rất tốt đúng không nào? Vậy sẽ ra sao khi x2,x3 lên bằng cách lặp lại nó trong cùng một văn bản?
Thực tế, việc nhồi nhét từ khóa sẽ không được Google đánh giá cao. Nó gây ra một trải nghiệm tệ hại đến người dùng. Hãy thử hình dung bạn thấy một tiêu đề với nội dung “Bán váy cưới: bán váy cưới đẹp – bán váy cưới tốt”. Bạn có cảm giác bị quá tải không?
Điều này được gọi là tối ưu hóa quá liều, Google tự động viết lại thẻ title của bạn nếu nó cảm thấy cần thiết. Trong một số trường hợp là dính luôn án phạt.
4.4 Độ độc đáo trong title tag
Thẻ tiêu đề độc đáo và duy nhất giúp Google có thể đánh giá bài viết của bạn có nội dung chuyên sâu và giá trị. Từ đó, giúp bài viết của bạn nổi bật hơn trong hàng ngàn bài viết trong thị trường đầy rẫy cạnh tranh.
Tránh lặp lại các tiêu đề đã có trong các bài viết trước. Vì nếu không, Google sẽ nghĩ rằng nội dung của bạn là trùng lặp và không có giá trị.
4.5 Tận dụng từ khóa thương hiệu
Cho dù bạn có sở hữu một thương hiệu hay không thì việc đặt nó ở cuối mỗi title là điều cần thiết.
Đối với những thương hiệu mới, đây là cách để quảng bá thương hiệu và tạo dựng lòng tin với người dùng.
Nếu là thương hiệu lâu năm đã có một chỗ đứng trên thị trường, người dùng sẽ nhận biết điều đó và có hứng thú khi click vào bài viết của bạn hơn.
Đôi khi thuật toán của Google sẽ tự động điền tên thương hiệu sau mỗi tiêu đề. Việc của bạn là cẩn trọng xem xét kỹ càng trước khi đặt nó để không xảy ra trường hợp trùng lặp.
4.6 Luôn luôn viết cho người đọc trước
Viết cho công cụ như Google chưa bao giờ là mục đích cuối cùng cả. Người đọc mới là đích đến cuối cùng của bạn.
Bạn cần hiểu rằng Google cũng chỉ đang tối ưu để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Nếu chỉ “viết cho công cụ tìm kiếm”, bài viết của bạn sẽ trở nên máy móc, lạm dụng và tràn đầy thủ thuật.
Vì vậy, Diều Hâu khuyên bạn nên thật sự suy nghĩ về việc này trước khi bắt đầu tối ưu hóa tất cả các quy trình mà chúng tôi đề cập ở trên.
5. TỔNG KẾT:
Đó là toàn bộ những lý giải về thẻ tiêu đề là gì và cách viết title chuẩn SEO mà Diều Hâu đã cung cấp đến bạn trong bài viết này.
Mong rằng bài viết hữu ích và đã có thể giải đáp thắc mắc của các bạn.
Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào, đừng ngại comment ngay bên dưới để chúng tôi có thể giải đáp giúp bạn nhé.