Tổng hợp cách chống DDoS cho VPS hiệu quả năm 2021
18 Nov, 2021 admin
Tấn công DDoS gây ra rất nhiều hậu quả khôn lường khiến website của bạn sẽ bị sập, ảnh hưởng đến dung lượng băng thông và thậm chí có thể dẫn đến mất quyền điều khiển website. Bảo vệ VPS, hosting của bạn trước những cuộc tấn công DDoS là vô cùng cần thiết. Vì thế, trong bài viết này, Tino Group sẽ tổng hợp những cách chống DDoS cho VPS để giúp bạn có thể phòng tránh tấn công DDoS tốt nhất!
Tìm hiểu về DDoS
DDoS là gì?
DDoS là viết tắt của cụm từ: Distributed Denial of Service – Tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Đây là một trong những cách thức tấn công DoS – Denial of Service hay tấn công từ chối dịch vụ nhưng có mức độ nguy hiểm cao hơn, khó ngăn chặn hơn.
Thông thường, hacker sẽ khiến website của bạn “chìm ngập” trong các yêu cầu liên tục vào máy chủ khiến máy chủ của bạn bị quá tải, bị ngắt kết nối và chúng sẽ lợi dụng lỗ hổng để chiếm quyền điều khiển vào website của bạn.
Nếu gặp phải tình trạng tấn công này, bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp tấn công DDoS sẽ thực hiện tống tiền hoặc những hành vi đánh cắp dữ liệu, những hành vi này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các cách thức tấn công DDoS
Trong khi các phần mềm, dịch vụ bảo mật ngày càng được cải tiến, các hacker tiếp tục phát triển ra các cách thức tấn công khác nhau gây ảnh hưởng lên nhà cung cấp dịch vụ VPS lẫn người sử dụng như:
- Advanced Persistent DoS (APDoS)
- HTTP Flood
- SYN Flood
- Fraggle Attack
- UDP Flood
- Ping of Death
- Application Level Attack
- Zero-day DDoS Attack
- Slowloris
- NTP Amplification
- …
Trong đó, Application Level Attack, Advanced Persistent DoS và Zero-day DDoS Attack là những cách thức tấn công DDoS gây thiệt hại lớn cũng như rất khó để phòng tránh!
Application Level Attack
Application Level Attacks có phương thức tấn công dựa trên việc khai thác các lỗ hổng chưa được vá trong các ứng dụng. Thông thường, hacker sẽ lợi dụng, khai thác những lỗ hổng đã bị phát hiện trong các ứng dụng, không phải tấn công vào toàn bộ hệ thống hay toàn bộ máy chủ.
Dạng tấn công này được xem là một trong những loại tấn công có mức độ tinh vi cao, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Advanced Persistent DoS
Advanced Persistent DoS là một trong những cách thức tấn công khó đề phòng nhất. Cách thức tấn công này kết hợp cùng lúc rất nhiều phương thức tấn công khác để làm quá tải hệ thống của mục tiêu và gây từ chối dịch vụ.
Zero-day DDoS Attacks
Zero-day DDoS Attacks là một cái tên chung được đặt cho các phương pháp tấn công DDoS mới xuất hiện gần đây. Hầu hết các phương thức tấn công này sẽ khai thác các lỗ hổng trên hệ thống và tấn công vào máy chủ.
Cách phòng chống DDoS cho VPS hiệu quả
3 cách chống DDoS cho VPS thông thường
Thường xuyên sao lưu dữ liệu
Bạn không nên đợi đến tình trạng “nước đến chân mới nhảy”, đặc biệt là trong các hoạt động liên quan đến bảo mật.
Vì thế, cách để phòng tránh tốt nhất chính là sao lưu, backup toàn bộ dữ liệu trên VPS của bạn trước khi bất kỳ một cuộc tấn công DDoS, bị nhiễm malware, virus xảy ra trên hosting, website của bạn.
Tùy nhà cung cấp dịch vụ hosting, họ sẽ cung cấp cho bạn dịch vụ backup miễn phí hay không. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để tìm hiểu thêm về cách thực hiện sao lưu dữ liệu.
Đặt mật khẩu có độ khó cao
Tốt nhất, bạn nên đặt mật khẩu cho từng dịch vụ, phần mềm trong VPS độc lập với nhau, tránh sử dụng cùng một mật khẩu cho toàn bộ dịch vụ chỉ vì bạn hay quên. Bạn có thể lưu trữ mật khẩu của mình vào giấy hay một tệp tin nào đó nhưng khi lưu bạn đừng nên đặt tên tệp kiểu “mật khẩu toàn bộ dịch vụ”, lý do chắc bạn cũng đã nghĩ ra rồi đúng không?
Để đặt mật khẩu có độ khó cao, bạn xem thử những gợi ý sau:
- Đặt mật khẩu dài hơn 8 ký tự
- Không nên sử dụng thông tin cá nhân, địa chỉ email, số điện thoại để đặt.
- Trong mật khẩu nên có cả chữ, chữ số và ký tự đặc biệt.
Chủ động phòng tránh
Tất nhiên, cách phòng tránh tốt nhất là bạn cần phải chủ động trong việc phòng tránh các tình trạng nhiễm mã độc, malware virus hay bị tấn công DDoS.
Bạn chủ động tìm, quét và kiểm tra xem VPS của bạn có bị gì hay không; bạn cũng nên thường xuyên sao lưu dữ liệu lại để tránh tình trạng mất toàn bộ dữ liệu.
4 cách tốn tiền để chống DDoS cho VPS hiệu quả
Sử dụng Firewall – tường lửa chuyên dụng
Sử dụng Firewall – tường lửa chuyên dụng là một trong những cách hiệu quả để bạn có thể chống DDoS cho VPS. Tường lửa sẽ giúp bạn ngăn chặn những cuộc truy cập có dấu hiệu bất thường, những hiểm hoạ từ nhiều phía và các nhà cung cấp dịch vụ tường lửa sẽ thực hiện giúp bạn.
Tuy nhiên, chi phí cho dịch vụ tường lửa là không hề rẻ.
Tăng dung lượng băng thông và lưu trữ của server
Nếu cuộc tấn công DDoS nhắm vào VPS của bạn với với lượng request 100.000 lượt. Tuy nhiên, VPS của bạn có thể chịu được 1.000.000 lượt request cùng lúc thì cuộc tấn công DDoS đó cũng sẽ chẳng ảnh hưởng nhiều đến VPS của bạn.
Ngoài ra, băng thông rộng và dung lượng lưu trữ lớn cũng sẽ giúp người dùng có thể truy cập vào website của bạn ổn định hơn.
Sử dụng CDN
CDN – mạng lưới phân phối nội dung – sẽ giúp bạn có thể phân bổ dữ liệu của mình cùng lúc trên nhiều server. Vì thế, khi hacker nhắm vào một server của nhà cung cấp dịch vụ, bạn sẽ còn những server khác để “sơ cua” và phục hồi lại dữ liệu.
Sử dụng các dịch vụ Anti-DDoS
Phương pháp cuối cùng cũng là phương pháp trực diện để nhắm vào việc phòng chống các cuộc tấn công DDoS là các dịch vụ Anti-DDoS.
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Anti-DDoS để chống lại các cuộc tấn công DDoS. Vì vậy, nếu bạn nghĩ VPS, website của bạn có khả năng bị tấn công DDoS, việc mua một gói “bảo hiểm” để bảo vệ cho VPS, website của bạn cũng là một điều cần thiết đấy!
Đến đây, Tino Group đã tổng hợp giúp bạn rất nhiều cách phòng chống DDoS cho VPS của bạn an toàn và hiệu quả. Hi vọng rằng, bài viết tổng hợp này có thể giúp bạn phòng chống được các cuộc tấn công DDoS độc hại. Chúc VPS của bạn sẽ không bao giờ gặp phải những cuộc tấn công DDoS!
Những câu hỏi thường gặp về cách chống DDoS cho VPS
DDoS có gây ảnh hưởng đến dữ liệu website hay không?
Có, rất nhiều trường hợp các hacker chủ động tấn công vào một số nhà cung cấp dịch vụ hoặc một số trang web nhằm đòi tiền chuộc, đánh cắp thông tin và đôi khi là chiếm hoàn toàn quyền điều khiển website. Vì vậy, khi bị tấn công DDoS khả năng cao bạn sẽ đối mặt với việc mất dữ liệu.
Những dấu hiệu nhận biết VPS bị tất công DDoS ra sao?
Khi bị nhiễm virus, malware, bạn sẽ khó lòng biết được với những thao tác thông thường. Tuy nhiên, với DDoS bạn sẽ thấy:
- Website của bạn tải cực kỳ chậm dù mạng internet, máy tính của bạn vẫn ổn
- Không thể truy cập được vào một số trang web trong VPS
- Băng thông gói bị giảm đột ngột
- Một lượng traffic khổng lồ đổ vào website của bạn trong cùng một thời điểm
Cách để cấu hình IPTables cho Linux ra sao?
Để cấu hình IPTables – một dịch vụ tường lửa hoàn toàn miễn phí cho Linux, bạn sẽ cần phải có:
Nên sử dụng dịch vụ CDN nào?
Nếu bạn đang có ý định đầu tư vào dịch vụ CDN, bạn nên tham khảo nhà cung cấp dịch vụ CDN lớn nhất thế giới là Cloudflare.
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO
- Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh - Điện thoại: 0364 333 333
Tổng đài miễn phí: 1800 6734 - Email: [email protected]
- Website: www.tino.org