Top 20 kỹ thuật tối ưu SEO mà có thể bạn chưa biết trong 2021
17 Nov, 2021 admin
Bạn có muốn tăng traffic từ Google chứ?
Mình sẽ giới thiệu những kỹ thuật tối ưu SEO mà mình thường xuyên sử dụng.
Đây đều là những kỹ thuật mình đã áp dụng và đạt hiệu quả rất tốt.
Không dài dòng nữa, đây là danh sách 21 kỹ thuật SEO có trong bài viết này
1. Tối ưu SEO với thuật toán Google RankBrain
Một thời gian trước, Google đã công bố thuật toán RankBrain.
Thuật toán này đã thay đổi rất nhiều thứ, buộc người dùng phải thích nghi (hoặc bị đào thải)
Tạo sao lại thế?
Google RankBrain là thuật toán machine learning đầu tiên và cũng là một AI của Google.
Nói một cách dễ hiểu, AI này đo lường cách người dùng tương tác với các kết quả trên trang 1
Như các bạn thấy, người dùng càng hài lòng, website càng xếp hạng cao hơn.
Những thứ như backlink, từ khóa và các yếu tố xếp hạng truyền thống khác vẫn quan trọng.
Nhưng RankBrain nhanh chóng chiếm lĩnh và ngày càng quan trọng hơn.
Trên thực tế, Google đã tiếp tục khẳng định RankBrain là một trong “top 3” yếu tố xếp hạng của họ:
(2 yếu tố xếp hạng khác đó chính là Backlink và Conent).
Câu hỏi được đặt ra:
Làm thế nào để tối ưu SEO với Google RankBrain?
Mình có hai điều đơn giản, dễ thực hiện muốn nói với các bạn như sau:
Trước tiên, hãy tối ưu CTR trên GG search
Google RankBrain muốn thấy nhiều người click vào web của các bạn trong kết quả tìm kiếm.
Đây là một tín hiệu gửi tới với Google rằng:
“Mọi người thích kết quả tìm kiếm này. Hãy đưa link này lên đầu trang để dễ tìm hơn ”.
Ảnh từ Baclinko
Nhưng sẽ ra sao nếu mọi người không nhấp vào kết quả được tìm kiếm?
Google sẽ downrank kết quả đấy như một cục đá vậy.
Ảnh từ Baclinko
Và đó là lý do tại sao việc tối ưu CTR lại trở nên quan trọng.
Mình có một kỹ thuật tối ưu SEO, rất hữu ích sẽ giúp các bạn cải thiện CTR ở phần sau.
Nhưng hiện tại, đây là tip mà gần đây mình đã học được:
Một trong những cách dễ nhất để nhận được nhiều click hơn là thêm các con số vào title và description.
Đây là ví dụ thực tế từ một trong các bài viết trên blog của mình:
Một bài viết được đoạn trích nổi bật của Diều Hâu.
Nghiên cứu cho thấy là người dùng online có nhiều khả năng click vào nội dung chứa các con số.
Do vậy, khi bạn đưa những con số cụ thể này vào tiêu đề nội dung.
Hãy bắt tay tối ưu SEO từ title và description. CTR bạn sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Tiếp theo là cải thiện bounce rate và Dwell Time ( thời gian dừng)
Một lần nữa, Google RankBrain muốn các bạn đăng một bài viết làm hài lòng người dùng.
Nếu người dùng rời khỏi website (hành động này được gọi là “bounce”) sau 3s.
Đó là tín hiệu cho Google thấy rằng đây là nội dung mà họ không thích.
Có một liên quan giữa bounce rate và thứ hạng ( càng thấp thứ hạng càng cao).
Ảnh từ Baclinko
Và nếu như người dùng ở lại lâu hơn trên website (dwell time) thì bạn càng xếp hạng cao hơn.
Do vậy:
Làm thế nào để cải thiện Dwell time và Bounce rate?
Có một tip giúp mình hãy dùng gần đây là viết lời giới thiệu hấp dẫn để khuyến khích mọi người hành động.
Hay nói cách khác, chúng ta cần tránh những nội dung như thế này:
Nếu ai đó truy cập vào đến đoạn giới thiệu này, chắc chắn họ sẽ out ngay.
(Và điều này có không hề tốt cho SEO tý nào)
Thay vào đó, chúng ta cần làm như sau:
Hãy cho họ biết chính xác họ sẽ nhận được gì trong bài viết.
Mình rất khuyến khích các bạn nên chia nhỏ nội dung thành những đoạn nhỏ.
Như bạn có thể thấy, bài viết này tôi xuống dòng nhiều, tạo nhiều khoảng trống.
Nên nội dung rất dễ đọc và theo dõi.
Hơn nữa rất lại dễ đọc trên điện thoại hay tablet.
Hầu hết các tìm kiếm của Google được thực hiện trên thiết bị di động,
Readability giờ trở nên cực kỳ quan trọng với tối ưu SEO.
Tiếp tục với các kỹ thuật khác nhé.
2. Cập nhật, nâng cấp và tái xuất bản các bài viết cũ
Đây có lẽ là công việc tối ưu SEO tốn khá nhiều thời gian của mình.
Vì sao à, đơn giản là thế giới này thay đổi liên tục.
Kể cả kiến thức lẫn thông tin. Chỉ đơn giản việc sang năm 2021.
Mình đã phải update lại tất cả các bài reivew, so sánh 2020.
Ngoài ra cũng tiện thể để mình tối ưu lại nội dung, Title, CTR… rất nhiều thứ
Ví dụ đây là một bài viết sau khi mình update lại nội dung cũ.
Trước
Sau
Và Pageviews đã tăng 53% (từ 971 -> 1487)
Nếu các bạn đang thắc mắc đây có phải là sự may mắn không? Thực sự không phải.
Mình đã sử dụng kỹ thuật “The Content Relaunch” và đem lại kết quả như trên)
3. Học hỏi Google Adword để tạo Title và Description ấn tượng
Title và Description đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến CTR.
(Và như mình đã đề cập trước đó, CTR tăng = xếp hạng Google cao hơn).
Câu hỏi đặt ra: Làm thế nào để biết người dùng muốn click vào thứ gì?
Dễ thôi: Đó là đi theo những người viết tốt nhất đó là các quảng cáo.
Hãy tìm kiếm và xem các quảng cáo Google Adwords của các từ khóa đó.
Bạn biết đấy, các quảng cáo Adwords mà chúng ta thấy cho các từ khóa cạnh tranh, là kết quả từ hàng trăm split test khác nhau.
Split tests được thiết kế để tối đa hóa click (lượt nhấp).
Và đây sẽ là những ví dụ tuyệt vời để bạn học theo.
Ví dụ: Ở đây mình sẽ chọn từ khóa là “điện thoại giá rẻ”.
Trước tiên, hãy xem các quảng cáo trên Google Adwords có gì nhé.
Sau khi xem xét những kết quả ở đây, ta sẽ thấy một số từ có thể dùng với keyword “điện thoải giá rẻ”
- Pin khủng
- Chính hãng
- Pin trâu
- Giá rẻ vô địch
- Giao hàng miễn phí
- Chơi game mượt
- Bảo hành 12 tháng
- Chụp ảnh đẹp
Đây sẽ là một ví dụ sau khi mình kết hợp được những ý tưởng ở trên:
Hãy kết hợp các từ với nhau một cách hợp lý
Title và description này chứa nhiều từ cuốn hút và sẽ thu hút khách hàng hơn.
Vậy khi bạn đưa các thuật ngữ này vào thẻ meta, title bạn sẽ nhận được nhiều click hơn.
4. Lấy từ khóa tốt nhất của đối thủ
Có 2 cách để tìm từ khóa để tối ưu hóa nội dung của bạn.
Nhập các từ khóa ngẫu nhiên vào một công cụ.
Hoặc
Tìm các từ khóa của đối thủ đang có thứ hạng tốt nhất.
Cả 2 cách này bạn đều có thể áp dụng.
Nhưng đi theo ai đó luôn dễ hơn là bạn tự mày mò đúng không?
Cách thực hiện như sau:
Trước tiên, hãy tìm một website đang cạnh tranh nhất với bạn trên Google
Như vậy, chúng ta đang sử dụng kỹ thuật đảo ngược (reverse engineering)
Để biết những gì đối thủ đang làm.
Ví dụ, trong trường hợp này mình lấy 1 website có khá nhiều nội dung tương tự với mình.
Tiếp theo, hãy đưa website của đối thủ vào một trong các công cụ check từ khóa như Ahref hoặc SEMrush.
Và bạn sẽ nhận được danh sách từ khóa mà họ đã xếp hạng.
Tất nhiên, nhiều từ khóa trong số này sẽ không có ý nghĩa đối với bạn.
Ví dụ: có một số từ mang thương hiệu hoặc dịch vụ của họ.
Hoặc có thể họ đang xếp hạng cho các từ khóa siêu cạnh tranh và bạn không có cơ hội.
Hãy tập trung vào những từ khóa liên quan đến bạn.
5. Tối ưu hóa nội dung để trở thành “Viral”
Đây là thứ chúng ta phải đối mặt: Hầu như các nội dung trực tuyến không đáng để chia sẻ.
Và khi không được chia sẻ, các bạn sẽ khó có thứ hạng cao trong Google.
Rất may là việc làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn không hề khó.
Một số mẹo mà bạn có thể sử dụng như:.
Đầu tiên, mình sử dụng các URL ngắn trong hầu hết các bài viết blog.
Ví dụ: URL cho bài viết bạn đang đọc chỉ đơn giản là : https://dieuhau.com/keyword-research/
Tại sao lại như vậy?
Các URL ngắn có xu hướng nhận được nhiều click hơn. Và nhiều click hơn = xếp hạng cao hơn (nhờ Google Rankbrain).
Thứ hai, hãy đặt các nut share ở nơi thuận tiện nhất với người dùng.
Mặc dù Google tuyên bố rằng không sử dụng xã hội làm yếu tố xếp hạng
Điều này chỉ ra rằng, social share sẽ chỉ mang lại cho bạn nhiều lưu lượng truy cập hơn.
Và một số người dễ dàng liên kết với bạn hơn, điều này giúp xếp hạng tăng lên.
Ngoài ra hãy chắc chắn rằng SEO On-Page thực sự chuẩn nhé.
Thứ ba, hãy làm website bạn đẹp hơn,
Đơn giản như những ảnh thumbnail tự bạn thiết kế, hay hãy làm những Inphographic chẳng hạn?
Ví dụ như trong bài này, mình có làm Infographic về tại sao WordPress được yêu thích đến thế.
6. Liên kết tới các Authority Site
Chúng ta đều biết về các thuật toán Hummingbirds và Penguins.
Nhưng lại quên đi một bản cập nhật thuật toán quan trọng của Google có tên là Hilltop.
Mặc dù đã hơn mười năm, Hilltop vẫn đóng một vai trò quan trọng đến tận ngày nay.
Hilltop là một yếu tố SEO On-Page cho Google biết liệu một trang đó có phải là “trung tâm” (hub) thông tin hay không.
Vì vậy: Làm thế nào để Google biết đâu là trang trung tâm?
Rất đơn giản: Hub được xác định bởi chất lượng và mức độ liên quan về các liên kết outbound của trang đó.
Điều này hoàn toàn có ý nghĩa nếu bạn nghĩ về nó…
Các trang bạn liên kết có xu hướng phản ánh chủ đề trên website của các bạn.
Và các trang liên kết đến các tài nguyên hữu ích cũng có xu hướng tốt hơn các trang chỉ liên kết đến nội dung của riêng chúng.
Hay nói cách khác, các trang liên kết với các nguồn tài nguyên tốt sẽ là trung tâm trong mắt của Google.
Thực tế, một nghiên cứu gần đây đã tìm thấy mối tương quan giữa các liên kết outbound và thứ hạng Google.
Các link Outbound đem lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Các external link hữu ích giúp người dùng tìm thấy nội dung và giúp họ tìm hiểu thêm về các chủ đề bạn đưa ra trong bài viết của mình.
Tóm lại:
- Liên kết đến ít nhất 3 nguồn chất lượng, có liên quan trong mọi nội dung mà bạn đăng lên.
- Điều này sẽ cho Google thấy rằng trang của bạn là một Hilltop trung tâm.
- Các external link chỉ là một trong nhiều yếu tố On-Page mà Google xem xét.
7. Chèn link tới các bài viết ở trang 2 hoặc 3 trong Google tìm kiếm.
Nếu trang của bạn đang ở trên trang 2 hoặc 3 kết quả tìm kiếm của Google…
Bạn sẽ thấy nó giống như tít ở trang 100 vậy.
Trong SEO chỉ khi lên trang 1 mới có giá trị, sẽ không ai sang đến trang 2 để tìm bạn đâu.
Ngay cả nội dung chất lượng đến đâu đi nữa.
Vậy làm cách nào để bạn đưa các trang này lên trang đầu tìm kiếm?
Hãy sử dụng kỹ thuật SEO này: đưa một số internal link vào Authority Page.
Bước #1: Sử dụng Google Search Console để tìm từ khóa mà bạn xếp hạng trên trang thứ 2 hoặc thứ 3.
Để tìm các từ khóa này, hãy đăng nhập vào Google Search Console » Performance
Nhấn “Average position”. Bạn sẽ thấy xếp hạng trung bình cho mỗi từ khóa.
Sau đó, sắp xếp kết quả theo Position (Vị trí):
Tiếp theo, hãy tìm các từ khóa có vị trí trung bình là 11-30.
Nếu bạn đang nhận được click từ một từ khóa trên trang 2 hoặc 3.
Hãy chắc rằng từ khóa có lượng search đủ đáng để bạn quan tâm.
Ví dụ, trang này từ Dieuhau được xếp hạng #12 cho từ khóa “tiền miền giá rẻ”.
Mặc dù ở trang thứ hai, mình vẫn nhận được 10 click và 1.405 hiển thị mỗi tháng cho từ khóa “tên miền giá rẻ”.
Khá đáng để chúng ta tối ưu SEO nó đúng không nào?
Bước #2: Xác định các Authority page trên website của bạn.
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các trang trên web của bạn bằng cách sử dụng công cụ SEO có tên Ahrefs.
Chỉ cần nhập URL trang chủ của bạn vào công cụ và nhấp vào “Search”:
Sau đó nhấp vào “Best By Links” ở thanh bên trái:
Đây là những trang tốt nhất trên website của bạn.
Bước #3: Đến các trang vừa tìm được trên Ahref và thêm các internal link (liên kết nội bộ).
Cuối cùng, mình có chèn link đến trang có từ “tên miền giá rẻ”
8. Tối ưu hóa nội dung với “Semantic SEO”.
Một vài năm trước, Google đã đưa ra một thuật toán tìm kiếm hoàn toàn mới có tên Hummingbird.
Trước khi có Hummingbird, Google chỉ phân tích các từ khóa riêng lẻ trên website.
Có nghĩa là mỗi bài chỉ đi với một từ khóa duy nhất.
Nhưng nhờ thuật toán mới này, Google có thể hiểu được chủ đề của toàn bộ website này.
Khả năng các công cụ tìm kiếm hiểu được chủ đề và xếp hạng kết quả tìm kiếm sao cho phù hợp được gọi là: “Semantic Search”.
Câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào chúng ta tối ưu hóa nội dung của mình cho Semantic SEO?
Các bạn hãy làm như sau:
Đầu tiên, tối ưu SEO xung quanh focus keyword giống như bình thường.
Sau đó, đưa các chủ đề phụ liên quan đến từ khóa mục tiêu của bạn.
Bằng cách này, Google hoàn toàn hiểu được chủ đề trong trang (không chỉ mỗi mình từ khóa).
Ví dụ: bài “Hướng dẫn tạo địa email tên miền với G Suite và Gmail”
Vì mình đề cập đến các chủ đề phụ – subtopics (như email doanh nghiệp, cách cài đặt email tên miền, ), Google hiểu được nội dung này của mình.
Bởi vì Google hoàn toàn hiểu được chủ đề của nội dung nên trang đã được xếp hạng với hơn 2400 từ khóa (theo Ahref):
Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các chủ đề phụ liên quan bằng cách sử dụng một công cụ gọi là LSIGraph.
Công cụ này hiển thị cho bạn các chủ đề phụ (và các thuật ngữ) có liên quan đến từ khóa bạn đã nhập vào.
có vẻ nó chưa hỗ trợ Tiếng Việt tốt lắm, (lấy tiếng anh làm gợi ý cũng okie nhé)
Khi bạn sử dụng các chủ đề phụ này trong nội dung của mình, chúng sẽ được tối ưu hóa cho Semantic Search.
9. Thêm từ này vào Email sẽ tăng tỷ lệ phản hồi lên 45%.
Khi ai đó nhìn thấy một email trong hộp thư đến, họ thường đặt ra 2 câu hỏi:
“Người này là ai?” và “Họ muốn gì?”.
Bạn càng trả lời nhanh thì tỷ lệ phản hồi của bạn càng cao.
Nhưng chúng ta làm điều này như thế nào?
Thật dễ dàng: Sử dụng từ “Bởi vì” trong email của mình.
Từ này có tác động mạnh đến tâm lý con người.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Ellen Langer đến từ trường đại học Harvard cho thấy, con người có xu hướng để người khác làm gì trước nếu như họ đang phải chờ đợi.
Ví dụ, khi một người hỏi: Tôi có thể sử dụng máy copy trước bạn được không?”, chỉ 61% người được hỏi trả lời là “được”.
Nhưng khi họ hỏi “Tôi có thể sử dụng máy copy trước bạn được không bởi vì tôi đang rất vội?”, 89% người được hỏi trả lời là “ok”.
(Tăng 45%).
Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như vậy?
Đơn giản từ “Bởi vì” làm cho một yêu cầu có vẻ hợp lý hơn.
Trong việc tiếp cận mọi người, các thông điệp hợp lý sẽ nhận được phản hồi tốt.
Nếu bạn hay đang hoặc định lên chiến dịch email marketing nhớ áp dụng nhé.
10. Tận dụng Wikipedia để lấy những ý tưởng chủ đề và từ khóa.
Bạn muốn tìm các từ khóa chưa được đối thủ cạnh tranh khai thác?
Hãy sử dụng Google Keyword Planner và sử dụng kỹ thuật SEO này tìm những từ khóa đấy.
Chi có một điều, Keyword Planner rất phù hợp để tìm search volume (khối lượng tìm kiếm) nhưng lại cực kỳ tệ trong việc đưa ra ý tưởng từ khóa
Tại sao ư?
Đơn giản, Keyword Planner chỉ cung cấp cho bạn các biến thể gần giống với từ khóa của bạn.
Vì vậy, nếu các bạn nhập từ khóa như “đồ thể thao”, công cụ sẽ đưa ra các từ khóa tương tự như sau:
Nếu bạn muốn tìm các từ khóa có liên quan đến từ khóa chính, hãy thực hiện như sau:
Truy cập Wikipedia và nhập từ khóa (mình sẽ sử dụng từ khóa “đồ thể thao” làm ví dụ):
Tiếp theo, hãy để các phần trên mục nhập của Wikipedia hiển thị các từ khóa và chủ đề liên quan.
Những phần này được gọi là…“Contents” box (mục lục):
Chú thích và sidebars:
Các liên kết nội bộ (Internal link):
Và phần “Tham Khảo”:
Nếu bạn muốn tìm thêm nhiều ý tưởng từ khóa hơn, hãy nhấp vào các liên kết nội bộ.
Sau đó, chỉ cần làm theo các bước tương tự trên và lặp lại quá trình.
11. Viết mini blog cho mô tả YouTube
Nếu bạn để ý một chút sẽ thấy hiện tại các kết quả bằng video trên YouTube, đang thống trị trang đầu tiên của Google.
Và Google là người sở hữu Youtube, nó sẽ càng trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
Đây là phần hay nhất:
Có một kỹ thuật đơn giản giúp video trên Youtube xếp hạng cho các từ khóa cạnh tranh trong cả YouTube và Google:
Viết hơn 200 từ với phần để mô tả video
Hầu hết mọi người upload video lên YouTube, họ sẽ chỉ viết một số từ vào trong phần mô tả.
Đây là một sai lầm lớn. Hãy nhớ rằng Google không thể xem hoặc nghe nội dung video của bạn.
Thay vào đó, họ dựa vào tiêu đề và mô tả của video để xác định nội dung video.
Và nội dung văn bản này sẽ giúp các bạn xếp hạng cho các từ khóa mục tiêu của mình.
Ví dụ:
Như bạn có thể thấy, đây là một mô tả 200 từ với chất lượng tốt.
Và bạn cũng có thể chèn thêm những nội dung liên quan đến nó nhé.
12. Chèn thêm các “từ khóa dài” vào trong Title
Trong thời gian gần đây mình có nhận thấy một thủ thuật với title.
Bình thường mình chỉ đặt duy nhất 1 từ khóa trong thẻ Tiêu đề
Mình đã thử đặt thêm một từ khóa dài khác vào trong Title
Như trong bài viết “5 Website cung cấp tên miền Miễn Phí + Free Hosting (Updated 2019)”
Focus keyword của mình là “tên miền miễn phí”
Nên chắc chắn title mình sẽ có từ “tên miền miễn phí”
Nhưng mình có thử…
Thêm từ “Free Hosting” vào nữa.
Khá bất ngờ là mình có top 3 với từ khóa “hosting và domain miễn phí”
Và tất nhiên là từ khóa này ít cạnh tranh hơn từ “tên miền miễn phí”
Vì thế mà mình có được traffic sớm hơn cho bài viết này, kể cả từ khóa chính mình chưa lên trang 1.
Những từ khóa cạnh tranh thường sẽ mất rất nhiều thời gian để lên.
Và trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ không được 1 chút traffic nào cả.
Vì thế hãy chèn và tối ưu thêm các từ khóa dài nữa.
Tip: Hãy chọn các từ khóa liên quan có lượng search tương đối tốt một chút nhé. Tốt nhất là ít cạnh tranh
Tham khảo thêm cách: tăng traffic webiste của bạn – Đơn giản mà hiệu quả
13. Ghi nhớ “Quy tắc ưu tiên liên kết đầu”.
Đây là một sai lầm trong SEO mà mình thấy rất nhiều người mắc phải:
Giả sử bạn có hai liên kết trỏ đến một trang trên website … Và cả hai liên kết này đều nằm trên cùng một trang.
Vậy Google sẽ chú ý đến anchor text nào? Cái đầu tiên? Cái thứ hai? Hay cả hai?
Theo quy tắc ưu tiên liên kết đầu, chỉ liên kết đầu tiên được tính.
Tại sao quy tắc này lại quan trọng?
Giả sử bạn có một thanh menu trên web, như sau:
Do menu navigation của bạn ở đầu trang, Google sẽ thấy các liên kết đó trước tiên.
Đây là nơi mọi thứ trở nên phức tạp:
Giả sử bạn chèn liên kết đến trang “SEO” trong một bài viết trên blog của mình.
Và liên kết này có anchor text: “tối ưu SEO”.
Không may, anchor text “tối ưu SEO” sẽ bị bỏ qua bởi Google.
Google chỉ tính anchor text mà nó thấy đầu tiên: “SEO”.
Hãy kiểm tra lại và loại bỏ lỗi này nhé.
14. Sử dụng Google Search Console để tăng traffic
Đây là công cụ SEO vừa miễn phí mà lại mạnh mẽ nhất mà bạn không thể bỏ qua.
Sử dụng Google Search Console sẽ chính xác hơn các công cụ thứ vì được cung cấp trực tiếp từ Google.
Cho nên hãy tận dụng nó, dưới đây là là một số cách.
Bạn hãy vào phần Performance ( hiệu suất) trong GSC.
Bên phải bạn sẽ thấy một bảng tổng hợp các từ khóa mà bạn đang sếp hạng, hay hiểu đơn giản là đang hiển thị trên GG.
Nó sẽ hiển thị số lượt click và lượt hiển thị cho từng từ khóa.
Nếu impression cao mà lượt click bạn quá thấp, thì đó chính là cơ hội cho bạn.
Hãy liệt kê và nghiên cứu xem có thế tối ưu tốt hơn không nhé.
Mình có một bài viết khá chi tiết về dùng Google Search Console để tối ưu bạn nhớ đọc nhé.
Dưới đây là một vào bước đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay:
- Cải thiện CTR ( tỉ lệ click) – tất nhiên vị trí càng cao càng có tỉ lệ nhấp cao ( hãy làm tiêu đề và mô tả hay hơn).
- Cải thiện nội dung – nội dung dài hơn = thứ hạng Google cao hơn.
- Đa dạng nhiều loại nội dung – tạo nhiều loại content khác nhau ( infographic, video). Loại nội dung này có xu hướng xếp hạng tốt hơn thuần văn bản.
- Xây dựng liên kết. – liên kết ngược vẫn cực kỳ quan trọng. Nói chung, các liên kết chất lượng cao hơn sẽ dẫn đến thứ hạng cao hơn.
15. Hãy viết nội dung dài ít nhất 1800 từ
Old but Gold, cái này mình thấy luôn đúng dù sau bao lần thuật toán có thay đổi đi nữa.
Đã có nghiên cứu chỉ rằng trong 11,8 triệu kết quả tìm kiếm thì những bài nằm trong trang đầu có độ dài trung bình khoảng 1500 từ.
Vậy tại sao các bài dài lai hiểu quả hơn bài viết ngắn?
Trước hết, các bài dài cho Google thấy rằng bạn đang cung cấp thông tin chuyên sâu cho người tìm kiếm.
Nhưng đó chưa phải là tất cả.
Nếu nội dung của bạn đủ hay và mang lại giá trị cho người đọc.
Họ có thể sẽ dành nhiều thời gian hơn trên site của bạn, đọc, chia sẻ trên MXH, và nó thực sự rất hiệu quả.
Còn tiếp hãy follow để đừng bỏ lỡ nhé.